Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi: Lưu ý điều trị

Ngày đăng: 29/04/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị ho, sổ mũi, hắt hơi… Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao, cần lưu ý gì? Cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho

Lưu ý khi điều trị trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi hắt hơi cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng thuốc hợp lý

Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi, hắt hơi, sổ mũi thường do cảm cúm hay cảm lạnh. Đây là bệnh xảy ra do virus, hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, giải pháp hiện nay là điều trị triệu chứng, nâng cao miễn dịch cho trẻ. Trong trường hợp này thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus nên bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh. 

Sử dụng thuốc hợp lý khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Sử dụng thuốc hợp lý khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Phụ huynh có thể cho bé uống các thuốc để điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ chẳng hạn như thuốc hạ sốt. Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, cơ thế bé có thể xuất hiện phản ứng tự nhiên như sốt. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị ho sổ mũi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng thuốc acetaminophen vì liều dùng thuốc phụ thuộc vào cân nặng.

Các thuốc ho và sổ mũi không kê đơn không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi bởi nó không tác động vào nguyên nhân gây bệnh và  có thể gây nguy hiểm cho bé. gây nguy hiểm cho trẻ. 

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi đờm đặc có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp của bé vì vậy mẹ nên vệ sinh mũi cho bé thật sạch sẽ để loại bỏ chất nhầy. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để làm loãng và sạch chất nhầy trong đường hô hấp. Một số phương pháp được khuyên dùng để vệ sinh mũi cho bé gồm có: 

Sử dụng bóng hút mũi: Phương pháp này phù hợp cho em bé sơ sinh bị ho chảy nước mũi. Bạn nên đặt bé nằm ngửa và làm lần lượt từng bên mũi. Tước tiên nên nhỏ khoảng 2-6 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để chất nhầy loãng ra, đợi khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay bóp xẹp bóng hút mũi để loại bỏ không khí ra ngoài rồi đưa đầu hút của bóng vào lỗ mũi bé, nhẹ nhàng để dịch nhầy được hút vào bên trong quả bóng. Sau đó, lấy quá bóng ra bóp để loại bỏ không khí và dịch mũi ra ngoài. Lặp lại quá trình này cho đến khi sạch dịch nhầy. Sau mỗi lần hút dịch mũi cần vệ sinh mũi và bóng hút mũi sạch sẽ. Mỗi ngày có thể thực hiện 2-3 lần để thông thoáng đường thở cho bé.

Sử dụng dây hút mũi: Về nguyên tắc, phương pháp này gần giống với bóng hút mũi. Điểm khác nhau giữa 2 phương pháp này là phương pháp dùng bóng hút mũi dựa vào lực hút của quả bóng còn phương pháp dùng dây hút mũi dựa vào lực hút từ miệng người thông qua hệ thống dây 1 chiều. Lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện loại bỏ dịch nhầy cho bé bằng dây hút mũi phụ huynh không được thổi hơi vào hệ thống dây này bởi có thể làm vi khuẩn đi vào đường hô hấp của bé.

Dùng chai xịt phun sương: Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi lượng dịch mũi ít hoặc đã được loại bỏ một phần. Xịt mỗi bên 1-2 nhát để dịch nhầy loãng và chảy ra, sau đó dùng giấy ăn thấm sạch sẽ, có thể cuộn giấy ăn thành bấc sâu kén rồi đưa nhẹ nhàng vào mũi trẻ để thấm hút nước và dịch nhầy. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 4-6 lần.

Chế độ ăn đủ dưỡng chất 

Chế độ ăn đủ dưỡng chất để nâng cao đề kháng cho trẻ
Chế độ ăn đủ dưỡng chất để nâng cao đề kháng cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi việc cần thiết là phải nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng là một cách để nâng cao đề kháng cho trẻ. Thực đơn của bé nên chứa đầy đủ lysin, các vitamin, các khoáng chất như kẽm, crom, selen… Ngoài ra, nên cho trẻ bú nhiều hơn để làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở.

Giữ ấm cho trẻ và giữ cho không khí ẩm

Khi trẻ sơ sinh bị ho chảy nước mũi, sổ mũi mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ. Mej có thể quấn cho bé một chiếc khăn mỏng ở cổ. Việc tạo không khí ẩm trong phòng ngủ của bé cũng giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Bạn nên để một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng và thay nước hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Các triệu chứng ho và sổ mũi ở trẻ sơ sinh có thể giảm và khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh kéo dài hơn, phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị ho sổ mũi đặc biệt có sốt nên đưa trẻ đến khám bác sĩ. Trẻ trên 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ
Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ
  • Sốt cao trên 38 độ C.

  • Khó thở.

  • Ho dai dẳng.

  • Nước mũi đặc, màu xanh lá cây.

  • Mắt đỏ, có dịch mắt vàng hoặc xanh.

  • Có triệu chứng đau tai, khó chịu bất thường. 

Xem thêm: Trẻ sơ sinh ho có đờm

Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ bị ho sổ mũi. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có phương pháp xử lý đúng đắn khi bé ho, sổ mũi, hắt hơi. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800.0065 để được tư vấn.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng