1 năm bổ sung DHA cho bé mấy lần là đúng và đủ?

Ngày đăng: 02/06/2021
Mục lục [ Ẩn ]

DHA là chất có đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển não bộ và trí thông minh ở trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung DHA như thế nào là đúng cách,1 năm bổ sung DHA cho bé mấy lần,.. vẫn đang là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp những vấn đề này.

1 năm bổ sung DHA cho bé mấy lần?
1 năm bổ sung DHA cho bé mấy lần?

Hàm lượng DHA khuyến cáo cho trẻ

DHA (Docosa Hexaenoic Acid) là một acid béo thuộc nhóm Omega-3, có vai trò chính là cấu tạo nên võng mạc mắt và não bộ của con người. Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi đã cần một lượng lớn DHA để hình thành và phát triển các cơ quan thị giác cũng như não bộ. Đối với trẻ nhỏ, nó còn giúp đảm bảo các phản ứng dẫn truyền của hệ thần kinh, tăng chỉ số thông minh, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ trong quá trình học tập, khiến trí não và thị lực nhanh nhạy.

Do đó, việc bổ sung đủ lượng DHA cho con ngay từ những ngày đầu đời là rất quan trọng, góp phần giúp bé yêu phát triển trí não một cách hoàn thiện và tối ưu nhất.

tư vấn qua facebook

Tác dụng mà DHA mang lại cho quá trình phát triển đầu đời của các con đã được chứng minh: Những bé được cung cấp đủ lượng DHA sẽ có năng lực xử lý vấn đề vượt trội ở 9 tháng tuổi, chỉ số phát triển trí tuệ tăng ở 18 tháng tuổi, IQ về ngôn ngữ tăng khi bé 4 tuổi và sẽ tiếp tục tăng IQ tối ưu khi bé 8 tuổi. Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ lại đòi hỏi một lượng DHA thiết yếu khác nhau. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Từ lúc mới sinh đến 1 tuổi: 

DHA rất cần thiết cho trẻ mới sinh, bởi đây là thời điểm trẻ phát triển trí tuệ, chức năng mắt và thể chất rất mạnh mẽ. Lúc này, mẹ bầu có thể bổ sung DHA cho bé qua sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn DHA dồi dào và nhiều dưỡng chất cần thiết khác, giúp bé có đủ lượng DHA cần thiết, hoàn thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng ngay từ năm tháng đầu đời.

Ở giai đoạn này, lượng DHA tối ưu cần bổ sung cho bé khoảng 70mg/ngày. Vì vậy, WHO khuyến cáo các mẹ bầu cho con bú cần được bổ sung tối thiểu 200mg DHA/ ngày để cung cấp đủ nhu cầu DHA cho bé.

 

Trẻ dưới 1 tuổi có nhu cầu DHA rất cao
Trẻ dưới 1 tuổi có nhu cầu DHA rất cao

Trong trường hợp mẹ bị ít sữa hoặc không có sữa, không thể cung cấp đủ nhu cầu DHA qua sữa mẹ, các mẹ có thể tham khảo những sản phẩm sữa công thức trên thị trường để bổ sung lượng DHA thiết yếu cho quá trình phát triển của con.

Lưu ý: Các mẹ cũng không nên lạm dụng nhiều các loại thực phẩm bổ sung, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để con có thể phát triển một cách tự nhiên nhất.

Sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ nên bổ sung DHA cho bé qua những thực phẩm giàu DHA như ngũ cốc, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá hồi, rau màu xanh đậm,... Kết hợp với việc chế biến đa dạng, hình thức phù hợp với bé để giúp bé nhai nuốt dễ dàng và tiêu hóa hiệu quả hơn. Để việc hấp thụ DHA vào cơ thể tốt hơn, mẹ có thể cho bé ăn kèm thêm những loại thực phẩm chứa chất béo như bơ, dầu ô liu, trứng,...

Từ 1 tuổi đến 6 tuổi:

Bổ sung DHA giai đoạn này giúp đẩy mạnh sự phát triển thị lực và não bộ. Lượng DHA mà WHO khuyến cáo cho bé ở giai đoạn này là khoảng 75mg/ngày.

Lúc này, bé bắt đầu tiếp thu những kiến thức xung quanh, bắt đầu học hỏi, vì vậy não bộ cần phải hoạt động nhiều để bé tiếp thu thêm cũng như lưu giữ kiến thức. Việc bổ sung DHA thường xuyên trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ tăng khả năng xử lý thông tin, tăng cường trí nhớ và tập trung học tập tốt hơn. Ngoài ra, DHA còn giúp bé nâng cao sức khỏe về tim mạch. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cho con ăn nhiều loại thực phẩm giàu DHA trong thực đơn hàng này để con có thể phát triển toàn diện và tốt nhất.

Trên 6 tuổi:

Sau 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi học, việc học cần được tập trung nhiều hơn. Khi đó, não bộ của trẻ sẽ tiếp thu thêm nhiều nguồn tri thức mới, đa dạng và phong phú hơn những giai đoạn trước.

Lượng DHA bổ sung cho trẻ cần nhiều hơn và thường xuyên hơn trong giai đoạn này. Cha mẹ nên xây dựng cho con thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học và hợp lý để con có thể tăng cường khả năng ghi nhớ, nâng cao chỉ số trí tuệ và tập trung cao độ cho việc học tập. Các loại thực phẩm giàu DHA mà cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn của con như cá thu, cá kiếm, cá ngừ, cá hồi, lòng đỏ trứng, tôm, bắp cải, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng,... và nên kết hợp với những thực phẩm có chứa chất béo để giúp tối ưu hóa việc hấp thụ DHA vào cơ thể.

1 năm bổ sung DHA cho bé mấy lần?

Mặc dù DHA có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé, nhưng nếu thừa DHA cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chính vì vậy, một năm mẹ nên chia việc bổ sung DHA làm 2 đến 3 đợt, chứ không nhất thiết ngày nào cũng phải bổ sung.

Để biết chính xác 1 năm nên bổ sung DHA cho bé mấy lần, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe, từ đó đưa ra lời chỉ dẫn chính xác nhất.

 

Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết lượng DHA cần thiết phải bổ sung cho trẻ
Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết lượng DHA cần thiết phải bổ sung cho trẻ

Bổ sung quá nhiều DHA có sao không?

Bổ sung DHA quá nhiều hay bổ sung thiếu đều mang lại những hậu quả không tốt.

Nếu thiếu DHA: 

Việc thiếu DHA sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng tập trung, kém thông minh và gặp trở ngại về vấn đề ngôn ngữ (như nói lắp và phát âm không rõ), thường mắc các bệnh về hô hấp hay dễ dị ứng.

Đây là những biểu hiện tiêu biểu nhất để phát hiện việc thiếu DHA. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian dài mọi người mới nhận ra điều khác thường và mới bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân. Do đó, việc bổ sung đủ lượng DHA  là rất cần thiết.

Bổ sung thiếu DHA sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ
Bổ sung thiếu DHA sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nếu bổ sung quá nhiều DHA:

Nhiều gia đình cứ nghĩ việc bổ sung DHA cho trẻ càng nhiều càng tốt, không biết phải bổ sung cho con lượng DHA bao nhiêu là đủ, luôn nghĩ “thà thừa còn hơn thiếu”, điều này đã khiến con bị “bội thực” DHA. Trẻ thừa DHA cũng sẽ mắc những biểu hiện giống với trẻ thiếu DHA. Việc nạp một lượng DHA quá mức sẽ khiến cơ thể không thể hấp thụ được, và không đào thải ra ngoài được cũng sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như: tổn thương tế bào, trí não bị ảnh hưởng (trở ngại ngôn ngữ, khó tập trung), tâm trạng thất thường (dễ nổi giận, cáu gắt).

Cho bé uống DHA đến khi nào?

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc cho bé uống DHA đến khi nào thì dừng. Trong khi đó, chính người lớn cũng cần được bổ sung DHA cho não bộ, giúp tốt cho hệ thần kinh và tim mạch. Vì vậy, các mẹ đừng lo lắng việc đến bao tuổi thì ngừng bổ sung DHA cho bé. Thay vào đó, các mẹ nên chú ý đến liều lượng DHA cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của con, tránh việc bổ sung thừa hay thiếu.

tổng đài tư vấn miễn cước

DHA là chất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc bổ sung DHA cần được cha mẹ để tâm, việc bổ sung thiếu DHA, hay bổ sung quá nhiều đều khiến con chậm phát triển trí tuệ hay mắc những bệnh khác. Tốt nhất, cha mẹ nên cho con đi khám sức khỏe định kỳ để nhận được những lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.

Xếp hạng: 4.1 (28 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng