Trẻ sơ sinh ho có đờm, ba mẹ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho con

Ngày đăng: 24/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, hệ hô hấp còn chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc phải những bệnh liên quan đến đường hô hấp đa phần là ho. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm, ba mẹ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho con.

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ ho có đờm

Khi trong cổ họng có vật vướng hay có vi khuẩn trong đường thở thì phản xạ tự nhiên của con người là ho để đẩy bay chúng ra ngoài giúp cổ họng thoải mái, thông thoáng hơn. Với trẻ sơ sinh cũng vậy khi cổ họng của bé có đờm bé sẽ ho để đẩy đờm ra ngoài để bé thấy thoải mái, dễ chịu. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho có đờm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho có đờm

Ho có 2 kiểu là ho khan và ho có đờm. Ho khan là khi bé bị cảm lạnh, viêm thanh quản khi thay đổi nhiệt độ, thời tiết. Ho có đờm là trong cổ họng bé có chất nhầy đặc, màu xanh hoặc trắng là đờm. Ho có đờm khiến các bé khó chịu, vì cổ họng có đờm nhiều chèn ép đường thở dẫn đến ngạt mũi, khó chịu quấy khóc, không muốn ăn. 

Nguyên nhân của tình trạng ho có đờm thì có nhiều, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

- Do bé bị cảm lạnh, cúm, viêm phế quản.

- Do thay đổi thời tiết nhanh, trời lạnh khiến cơ thể chưa kịp thay đổi và thích nghi dẫn đến ho đờm.

- Do bé bị mắc các bệnh  về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,...

- Do sử dụng đồ lạnh khiến cổ họng còn non yếu của bé chịu tổn thương dẫn đến viêm, sưng, ho.

2. Trẻ sơ sinh ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh ho nhiều và có đờm trong cổ, tần suất ho thường xuyên kết hợp với quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, sốt thì ba mẹ đừng chủ quan có thể bé đang mắc một số bệnh lý. Dưới đây là một vài bệnh lý bé có thể mắc phải với biểu hiện là ho có đờm.
- Viêm phế quản: đây là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp nguyên nhân là do khi sức đề kháng của bé yếu đi làm cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Cũng có thể là do trẻ hít thở trong môi trường ô nhiễm, hít thở nhiều chất độc hại như bụi bẩn, khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản hay do thời tiết chuyển lạnh đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. 

Biểu hiện của viêm phế quản đó là bé ho nhiều, đau rát cổ họng, có đờm xanh hoặc vàng ở cổ họng, kèm theo mệt mỏi, đau ngực, sốt và khó thở. Viêm phế quản kéo dài có thể gây nên viêm phổi, suy hô hấp và các bệnh mãn tính khác.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể là biểu hiện của bệnh viêm phế quản
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể là biểu hiện của bệnh viêm phế quản


- Hen phế quản: hay còn gọi là bệnh hen suyễn, đây là bệnh mãn tính về đường hô hấp nguyên nhân có thể do thay đổi thời tiết, trẻ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật, thuốc lá, các chất nặng mùi,...và yếu tố di truyền từ gia đình, nếu gia đình có người bị hen suyễn thì khả năng mắc hen suyễn của trẻ sơ sinh cao 30%. 

Biểu hiện của bệnh hen phế quản đó là: ho nhiều, từng cơn, nhiều về đêm. Khi bị hen suyễn đường thở của trẻ bị phù nề, sưng khiến đường thở bị hẹp lại, dịch đờm nhiều trong cổ họng khiến bé thở khò khè, khó thở, thở nhanh, gấp gáp. Bé chịu lạnh kém khi thời tiết lạnh sẽ thường xuyên ho, hắt hơi, sổ mũi.
- Trào ngược dạ dày: ho có đờm cũng có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày là do bé bú sai tư thế và dạ dày bé còn chưa hoàn thiện dẫn đến co bóp, đóng mở van không đều nên dễ mắc những bệnh liên quan đến dạ dày. Một vài biểu hiện của trẻ bị trào ngược dạ dày đó là nôn, ọc sữa, ợ chua, quấy khóc khó chịu, biếng ăn, thở khò khè và ho nhiều kèm đờm.

3. Trẻ bị ho có đờm, ba mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm ba mẹ nên làm một số cách sau để nhanh chóng tống khứ hết đờm trong cổ bé giúp bé nhanh hết ho, cụ thể như:

- Vệ sinh đường thở bằng nước muối sinh lí cho bé, nước muối giúp sát khuẩn, diệt vi khuẩn trong đường thở của bé, tống hết chất nhầy trong mũi, giảm sưng đường hô hấp, do giai đoạn này bé chưa biết khạc nhổ nên ba mẹ nên dùng dụng cụ hút silicon cho bé.

- Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là cổ và bàn chân.

Giữ ấm cơ thể giúp bé giảm ho
Giữ ấm cơ thể giúp bé giảm ho

- Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ, trong lành, không khói thuốc, không bụi bẩn,...

- Bổ sung chất dinh dưỡng và các loại vitamin khoáng chất để tăng sức đề kháng cho bé.

Ngoài ra, chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian vừa an toàn, lành tính vừa có tác dụng trừ ho hiệu quả.

-Sự kết hợp của húng chanh, quất, đường phèn: húng chanh có tính ấm có tác dụng sát khuẩn, tán phong, tiêu đờm trị ho, đau họng, cảm cúm hiệu quả. Kết hợp với đường phèn và quất có nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng. Cách thực hiện là húng chanh và quất nhay nhuyễn trộn cùng đường phèn hấp cách thủy  đợi nguội cho bé ăn 2-3 lần/ ngày.

- Lá hẹ kết hợp với đường phèn: lá hẹ có công dụng như chất kháng sinh hiệu quả có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường hô hấp, trị ho long đờm hiệu quả và phát huy tối đa công dụng này khi kết hợp với đường phèn. Thực hiện như sau: lá hẹ cắt nhỏ, xay nhuyễn trộn với đường phèn hấp cách thủy sau đó để nguội chắt lấy nước cho bé dùng ngày 2 lần.

- Chanh đào và đường phèn: chanh đào giàu vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, ngoài ra còn trị ho, cảm cúm, hạ sốt. Sử dụng chung với đường phèn có tác dụng long đờm hiệu quả. Cách thực hiện là: chanh đào rửa sạch, ngâm muối sau đó để ráo, thái lát mỏng hấp chung với đường phèn, lấy nước cho bé uống ngày 3 lần.

- Gừng và đường phèn: gừng có tính nóng giúp giữ ấm cơ thể, kháng khuẩn, diu họng. Gừng cạo vỏ thái lát mỏng hấp chung với đường phèn, lấy nước này cho bé uống ngày 2 lần sẽ giúp trị ho, long đờm hiệu quả.
Trên đây là nguyên nhân, cách chữa trị cho trẻ sơ sinh ho có đờm, ba mẹ nên tham khảo để đảm bảo sức khỏe cho con. Chúc các bé nhanh hết ho và hay ăn chóng lớn nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng