Tiêm phòng cho bà bầu - những thông tin cần biết

Ngày đăng: 10/11/2023
Mục lục [ Ẩn ]

Tiêm phòng cho bà bầu là việc làm cần thiết để giúp phòng ngừa cho mẹ bầu và thai nhi những bệnh lý dễ lây nhiễm. Tiêm phòng cho bà bầu khi nào? Các mũi tiêm phòng trước và trong khi mang thai ra sao. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết về các mũi tiêm phòng khi mang thai nhé. 

Các mũi tiêm phòng mà mẹ bầu nào cũng cần biết

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, các mũi tiêm phòng cho mẹ bầu là bước đệm quan trọng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh cho thai nhi và mẹ trong suốt 9 tháng 10 ngày. Việc tiêm phòng chính là phương pháp tốt nhất giúp mẹ và bé phòng tránh tối đa các tác nhân có thể xảy ra. Những điều cần biết khi mang thai chắc chắn không thể bỏ qua chủ đề tiêm chủng, phòng ngừa cho bà bầu. Dưới đây là các mũi vắc xin cần tiêm trước, trong khi mang thai mà mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ.

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai chắc chắn là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu cần quan tâm. Những mũi tiêm mẹ bầu cần biết khi mang thai, để chuẩn bị cho khởi đầu làm mẹ trọn vẹn nhất.

Sởi - quai bị - rubella

Đây là 3 bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Khi mang thai, nếu mẹ mắc phải 1 trong 3 bệnh này thì có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi, gây ra nguy cơ dị tật thai nhi, suy dinh dưỡng thai, thai chết lưu hoặc sinh non,...

Vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa Rubella, sởi, quai bị
Vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa rubella, sởi, quai bị

Chính vì vậy, khi bố mẹ có kế hoạch sinh con, hãy đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị - rubella. Tốt nhất mẹ nên tiêm trước 3 đến 6 tháng hoặc tối thiểu là trước khi mang bầu 1 tháng.

Thủy đậu

Mẹ nên tiêm phòng loại vắc xin này nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm phòng vắc xin thủy đậu hoặc mẹ chưa từng mắc thủy đậu hoặc không có kháng thể để chống thủy đậu. Bởi đây cũng là bệnh nguy hiểm có thể khiến trẻ bị thủy đậu bẩm sinh, dị tật đầu nhỏ, bại não, gồng cứng tay chân,...

Viêm gan B

Bệnh lý này có khả năng lây từ mẹ sang con. Vì vậy, để tránh trường hợp con bị nhiễm bệnh sau khi sinh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về việc tiêm phòng.

Vắc xin phòng ngừa viêm gan B
Vắc xin phòng ngừa viêm gan B 

Cúm

Mắc cúm trong khi mang bầu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nếu mẹ nhiễm cúm con sẽ có nguy dị tật, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng.

Mẹ tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch hay mắc tim bẩm sinh giảm xuống. Vắc xin phòng cúm có thể tiêm trước hoặc bất cứ độ tuổi nào của thai kỳ.

Bạch hầu – uốn ván – ho gà

Vắc xin này sẽ tiêm 1 mũi duy nhất (từ 4 đến 64 tuổi). Đây cũng là vắc xin cần tiêm trước mang bầu để phòng bệnh ho gà sơ sinh cho bé.

Vắcxin phòng ngừa uốn ván cho bà bầu
Vắcxin phòng ngừa uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng cho bà bầu khi đã mang thai

Trước khi mang thai, phụ nữ cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm nêu trên để có 1 thai kỳ tốt nhất. Trong thời gian mang thai, việc tiêm phòng thêm một số loại vắc xin cho mẹ bầu cũng rất quan trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có bầu cần được tiêm vắc xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả 2 mẹ con. Nếu mẹ mang thai lần đầu và trong vòng 5 năm chưa từng tiêm vắc xin phòng uốn ván thì mẹ bầu sẽ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu cách mũi nhắc ít nhất 4 tuần và cách thời điểm dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Ngoài ra, WHO và CDC cũng khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng bạch hầu – uốn ván - ho gà vào tuần thai từ 27 đến 35 tuần thai kỳ để phòng bệnh sớm cho trẻ sơ sinh nếu mẹ chưa tiêm loại vắc xin này trước khi mang bầu.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu

Lịch tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu là:

Trước khi mang thai

Mũi tiêm sởi, quai bị, rubella: nên tiêm muộn nhất là 1 đến 3 tháng trước khi có bầu.

- Tiêm phòng viêm gan B: Nên tiêm càng sớm càng tốt.

- Cúm: Nhắc lại hàng năm và có thể tiêm ở mọi thời điểm.

- Bạch hầu – ho gà – uốn ván: 1 liều duy nhất.

Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai
Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai

Trong khi mang bầu

Đối với thai lần đầu: tiêm 2 mũi uốn ván. Mũi đầu tiên tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi 2 tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Cần đảm bảo mũi 2 phải tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai sau: nếu lần đầu tiêm đủ 2 mũi là tiêm 1 mũi.

Vắc xin cần tiêm ngừa khi mang thai
Vắc xin cần tiêm ngừa khi mang thai

Một số lưu ý cho bà bầu khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng có sốt, sưng, đau là hiện tượng bình thường. Sau tiêm cúm có thể có hiện tượng giả cúm như chảy nước mũi, hắt hơn trong 1 2 ngày. Hiện tượng này sẽ hết mà không cần dùng thuốc 

- Có thể sử dụng khăn ấm lau người khi bị sốt.

- Sau tiêm mẹ nên bổ sung thêm nhiều vitamin từ rau xanh, trái cây.

- Nếu sốt trên 3 ngày mẹ nên đến bệnh viện ngay.

Xem thêm chủ đề: Mới có thai nên kiêng gì

Trên đây là những thông tin về tiêm phòng cho bà bầu. Chúc các mẹ có một thai kỳ thuận lợi.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng