Hiện tượng sôi bụng, ọc sữa ở trẻ sơ sinh gặp rất phổ biến. Điều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Đứng trước tình trạng này các mẹ bỉm sữa phải làm sao? Hãy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa
Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa chủ yếu xảy ra do các nguyên nhân dưới đây:
1.1. Cho trẻ dùng sữa công thức quá sớm khiến trẻ sơ sinh sôi bụng và ọc sữa
Đường ruột của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ bị sôi bụng và ọc sữa nếu dùng sữa công thức quá sớm. Một số bé còn gặp phải tình trạng không dung nạp lactose có trong sữa hoặc dị ứng với sữa công thức rất dễ bị ọc sữa và sôi bụng. VIệc trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ọc sữa còn có liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bú sữa mẹ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu ít sữa, mẹ có thể cho bé bú thành nhiều lần trong ngày, khi đó não sẽ tự điều khiển để vú có thể tiết nhiều sữa hơn đảm bảo đủ sữa cho con. Đồng thời mẹ sau sinh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và có thể bổ sung thêm cả sữa cho bà bầu và sau sinh.
Cho trẻ dùng sữa công thức quá sớm
1.2. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa do cho bú không đúng cách
Cho trẻ sơ sinh bú sữa không đúng cách chẳng hạn như sử dụng núm vú không phù hợp với kích thước miệng của bé, để sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm…sẽ làm cho không khí tràn vào dạ dày và khiến trẻ em bị sôi bụng.
Sau khi uống sữa nếu đặt bé sai tư thế sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày và từ đó khiến bé bị ọc sữa. Nếu bé nằm uốn éo cũng rất có thể xảy ra tình trạng ọc sữa. Lời khuyên tốt nhất là sau khi cho bé bú sữa nên vác đứng bé lên khoảng 30 phút, sau đó mới đặt trẻ sơ sinh nằm xuống. Khi bé nằm có thể cho bé nằm nghiêng.
1.3. Chất lượng sữa mẹ không tốt khiến bé bị sôi bụng và ọc sữa
Nếu mẹ ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay thực phẩm cay nóng, thực phẩm khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi bé bú mẹ sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, sôi bụng và ọc sữa là triệu chứng điển hình của tình trạng này.
Trẻ bị sôi bụng, ọc sữa
2. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa
Để giảm tình trạng sôi bụng và ọc sữa ở trẻ sơ sinh trước hết cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đó tùy vào nguyên nhân mà có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
Trong 6 tháng đầu sau khi sinh cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mẹ cũng phải lưu ý về chế độ ăn của mình để có thể cung cấp cho con nguồn sữa chất lượng tốt. Tốt nhất mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu.
Khi cho trẻ bú sữa nên để đầu bé dốc khoảng 30 độ. Như đã trình bày ở trên sau khi cho bé bú không nên đặt bé nằm ngay mà vác đứng bé khoảng 30 phút.
Lựa chọn núm vú của bình sữa phù hợp với kích thước miệng của trẻ để trẻ ngậm gọn núm vú. Bằng cách này sẽ giúp trẻ có thể bú được nhiều sữa, đồng thời cũng hạn chế được không khí lọt vào trong dạ dày bé.
Nếu trẻ sơ sinh bị thiếu hụt enzyme lactase mẹ nên lựa chọn các loại sữa ít đường lactose cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé sử dụng thêm sữa chua, nó sẽ giúp trẻ bổ sung lợi khuẩn từ đó tiêu hóa tốt và có thể hấp thu được cả đường lactose. Một gợi ý khác để làm tăng khả năng sản sinh ra enzym hấp thu lactose của cơ thể là cho bé giảm uống sữa và chuyển dần sang ăn dặm.
Thường xuyên massage bụng cho bé để bé có thể tiêu hóa tốt giảm được tình trạng sôi bụng và ọc sữa.
Thường xuyên massage bụng cho bé
Nếu áp dụng những biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng ọc sữa không cải thiện cần đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra biện pháp phù hợp nhất cho bé.
Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.