Những điều cần biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng: nguyên nhân, các phòng tránh

Ngày đăng: 29/04/2022
Mục lục [ Ẩn ]

 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là vấn đề được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm, bởi đôi khi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác. Để giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng này, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử trí trong bài viết này.

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

Dị ứng với sữa mẹ hoặc không hợp sữa công thức

Không phải lúc nào, sữa mẹ cũng đảm bảo an toàn cho con. Nhiều trường hợp mẹ ăn phải đồ ăn lạ, thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc dùng chất kích thích (rượu bia, cà phê) cũng khiến cho dòng sữa mẹ chứa thành phần không tốt cho sức khỏe, khiến hệ tiêu hóa của trẻ trở nên quá tải.

Một số thành phần có trong sữa công thức chưa thực sự phù hợp hoặc đảm bảo an toàn cho đường ruột của trẻ, dẫn đến tình trạng cơ thể bé không tiêu hóa hết sữa công thức và bụng sôi ọc ọc

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do dị ứng với sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do dị ứng với sữa mẹ

Mất cân bằng hệ vi sinh trên đường ruột của trẻ

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là hiện tượng số lượng vi khuẩn có hại lớn hơn nhiều lần so với vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa của trẻ. Tình trạng này gây cản trở hoạt động hệ tiêu hóa, sinh nhiều khí trong dạ dày của trẻ và phát ra tiếng sôi bụng ở bé.

Trẻ mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thực phẩm có thể là “thủ phạm” gây nên hiện tượng bụng con bị sôi, tiêu chảy hoặc táo bón. 

Trẻ nuốt nhiều khí

Với nhiều bé khóc nhiều, bú mẹ hoặc bú bình với tốc độ dòng chảy sữa quá nhanh thường dẫn đến tình trạng nuốt nhiều khí. Điều này khiến cho trẻ bị đầy hơi, làm cho bụng trẻ sôi ùng ục.

2. Trẻ bị sôi bụng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Trẻ bị sôi bụng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng nếu không can thiệp kịp thời để khắc phục nguyên nhân gây ra sôi bụng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé như:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể
  • Cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất và trí tuệ.

  • Nếu sôi bụng liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng toàn thân khi không được điều trị kịp thời.

  • Tác động lớn đến giấc ngủ, trẻ ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc vào giữa đêm. Từ đó làm suy giảm sức đề kháng của bé.

  • Ảnh hưởng lớn đến tính cách và tâm lý của trẻ nhỏ, bé dễ nổi cáu và hay quấy khóc.

3. Khi nào thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nếu bị sôi bụng

Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi tình trạng sôi bụng kèm theo nhiều biểu hiện nguy hiểm như:

- Phân có màu xanh, mùi hôi hơn bình thường: Có thể bé đã nhiễm vi rút Rota, nguy hiểm hơn nữa nếu trẻ có biểu hiện buồn nôn, bỏ bú.

- Phân có máu: Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị xuất huyết, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc táo bón khiến bé phải rặn đi ngoài.

- Nôn mửa, sốt cao: Trẻ bị sôi bụng, sốt cao (trên 38 độ C) và nôn mửa là triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

- Sờ thấy bụng cứng: Nếu mẹ sờ bụng trẻ thấy cứng, có thể là bị đầy bụng hoặc tắc ruột. Khi đó, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

Sờ thấy bụng cứng thì nên đưa trẻ đi thăm khám
Sờ thấy bụng cứng thì nên đưa trẻ đi thăm khám

4. Phải làm gì khi con bị sôi bụng?

Khi con bị sôi bụng, mẹ nên tham khảo một số biện pháp dưới đây để khắc phục sớm:

Thay đổi thói quen ăn uống

Để phòng ngừa hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ, trước hết cần xem xét lại thói quen ăn uống của mẹ lành mạnh và khoa học hay chưa. Bởi thực phẩm mẹ tiêu thụ hàng ngày sẽ được hấp thu, tiêu hóa và chuyển vào dòng sữa mẹ.

Mẹ cần tạo cho mình thói quen sử dụng thực phẩm lành tính, an toàn cho sức khỏe. Chẳng hạn như: thịt cá, trứng, rau xanh, hoa quả, uống nước ép trái cây hoặc nước lọc tinh khiết…

Tránh tiêu thụ những loại đồ ăn khó tiêu, chứa quá nhiều dầu mỡ hoặc chất kích thích không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Ví dụ như: rượu bia, cà phê, nước uống có gas, gà rán, bánh rán, xúc xích, lạp xưởng, bánh ngọt…

Đổi tư thế bú

Khi dòng chảy sữa từ bầu ngực quá nhanh hoặc quá chậm sẽ khiến bé nuốt quá nhiều không khí và dẫn đến sôi bụng, đầy hơi. Để khắc phục hiện tượng này, mẹ cần cho bé bú đúng tư thế theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. 

Nếu dòng sữa mẹ chảy quá nhanh, mẹ có thể vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa một chút rồi bảo quản ở tủ lạnh. Điều này nhằm giúp các tia sữa mạnh ban đầu được đi ra ngoài, cho bé bú những tia sữa phía sau có tốc độ chảy ổn định hơn.

Nếu sữa chảy chậm, mẹ có thể massage bầu ngực hoặc dùng máy hút sữa để cho tăng tốc độ dòng sữa nhanh hơn.

Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Với bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến sôi bụng, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho con thông qua một số sản phẩm. Việc này giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe và con ăn ngon miệng hơn. Gợi ý cho mẹ một số sản phẩm lợi khuẩn cho trẻ nhỏ như: Enterogermina, Bouna Simbiosistem, Probiotic Power for baby…

Sử dụng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chỉ được áp dụng khi bé sôi bụng nhẹ, không liên quan đến bệnh lý. Mẹ có thể cho con dùng một số mẹo dân gian như: nước sắc lá tía tô, cho hành tỏi nướng đắp lên bụng, nước sắc vỏ cam quýt…

Cần thận trọng khi dùng mẹo dân gian, nếu con vẫn bị sôi bụng thì mẹ cần đưa đến bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Sử dụng thuốc

Nếu bé bị sôi bụng do bệnh lý gây ra thì bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc cho trẻ sử dụng. Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé sử dụng bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng thuốc chỉ được thực hiện khi có hướng dẫn của bác sĩ.

Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé loại thuốc phù hợp với liều lượng an toàn cho sức khỏe của trẻ.

5. Phòng ngừa 

Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, chúng tôi xin gợi ý cho mẹ bỉm sữa một số biện pháp như sau:

Cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chìa khoá vàng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hoá ở trẻ (trong đó có sôi bụng). Ngoài ra, sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ đạt được sự phát triển tối đa trong những năm tháng đầu đời.

Do đó, mẹ nên bổ sung đầy chất dinh dưỡng khi đang cho con bú để tăng cường chất lượng và số lượng sữa mẹ.

Lựa chọn sữa công thức phù hợp, đảm bảo an toàn

Lựa chọn sữa công thức phù hợp, đảm bảo an toàn
Lựa chọn sữa công thức phù hợp, đảm bảo an toàn

Một số mẹ không may mắn rơi vào tình cảnh ít sữa, mất sữa khiến không đủ sữa cho con bú. Khi đó mẹ có thể lựa chọn một số loại sữa công thức phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của trẻ nhỏ để phòng ngừa bé bị sôi bụng, rối loạn tiêu hoá.

Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng trong việc lựa chọn sữa công thức phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ.

Không để bé khóc quá nhiều 

Bé quấy khóc quá nhiều cũng gây ra hiện tượng sôi bụng, do vậy mẹ và gia đình nên dành nhiều thời gian chăm sóc con, dỗ dành bé và sớm phát hiện những biểu hiện bất thường ở trẻ nhỏ (nếu có).

Không cho bé nằm ngay sau khi bú sữa

Sau khi bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, người lớn nên bế trẻ thẳng người lên trong khoảng 30 phút để giúp tiêu hoá dễ dàng hơn. Không nên cho bé nằm ngay bởi có thể hình thành khí trong đường tiêu hoá nhiều hơn và làm cho bé sôi bụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Hy vọng bài viết đã cho mẹ góc nhìn tổng quan về vấn đề này. Chúc bé mau khỏe và có sự phát triển tốt nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng