Góc tư vấn: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Ngày đăng: 29/04/2022
Mục lục [ Ẩn ]

 

Một trong những vấn đề tiêu hoá mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải là bị sôi bụng. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Có mẹo dân gian nào có thể áp dụng cho trẻ bị sôi bụng không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng trẻ phát ra âm thanh ọc ọc, ùng ục do nhiều nguyên nhân, trong đó thường liên quan trực tiếp đến tiêu hoá bất thường của trẻ hoặc do cách bú mẹ không đúng. 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

Bé bị sôi bụng thường có một số biểu hiện như sau: 

  • Hay bị chướng bụng, ợ hơi hoặc xì hơi.

  • Trẻ chán ăn, thường bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường.

  • Quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm.

  • Trẻ chậm tăng cân, chậm lớn.

Hiện tượng sôi bụng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hoặc tâm trạng của bé. Cụ thể như sau:

1.1. Tiêu hoá kém

Sôi bụng cũng là một trong những biểu hiện của quá trình tiêu hoá không bình thường ở trẻ sơ sinh. Điều này là do trong sữa mẹ có thành phần chất lạ hoặc do đồ ăn dặm không đảm bảo vệ sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Tiêu hoá kém khiến cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể bé bị ngưng trệ, trẻ dễ bị tắc ruột (do táo bón) hoặc đi ngoài nhiều phân lỏng. 

Nếu không được giải quyết kịp thời, tình trạng này sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải và ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn. 

Do vậy, khi phát hiện trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách điều trị.

1.2. Ngủ không ngon giấc

Trẻ ngủ không ngon giấc do bị sôi bụng
Trẻ ngủ không ngon giấc do bị sôi bụng

Chắc hẳn, có không ít bà mẹ “ám ảnh” về chuyện con ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy khóc nhiều về ban đêm. Bụng sôi ọc ạch khiến cho bé cảm thấy khó chịu, nguy hiểm hơn nữa làm bé khó ngủ vào ban đêm.

Nếu rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ tác động xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe của bé. Khi đó, trẻ thường có sức đề kháng yếu, chậm ghi nhớ và giảm khả năng học hỏi mọi thứ xung quanh. 

Ngoài ra, khi bé khó ngủ vào ban đêm cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả gia đình, đặc biệt là mẹ bé. Lâu ngày, người lớn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, bực bội khi phải tỉnh giấc giữa chừng và cáu gắt với trẻ nhiều hơn.

1.3. Trẻ chậm lớn

Đôi khi, bụng sôi ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề đơn giản khi mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của trẻ. Nếu bé không chịu bú mẹ hoặc uống sữa công thức sẽ khiến bé trở nên còi cọc. Lúc này, cân nặng của bé thường nhẹ hơn bình thường. Không những vậy, chiều cao của bé cũng bị hạn chế do thiếu chất dinh dưỡng.

Trẻ bị chậm lớn giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này, khi đó trẻ thường thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ cần thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ và  cho bé được tắm nắng thường xuyên.

1.4. Mắc bệnh lý khác

Trẻ bị sôi bụng do rối loạn tiêu hoá có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, các bệnh lý khác. Chẳng hạn như: viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng…

Nguy hiểm hơn, nếu không được xử lý đúng cách nhiễm khuẩn dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh có thể lan rộng toàn thân, khiến cho sức khỏe trẻ giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và xử lý nhanh chóng.

2. Những mẹo hay dân gian khi trẻ bị sôi bụng

Khi trẻ bị nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp con giảm sôi bụng và tiêu hoá nhanh như:

Những mẹo hay dân gian khi trẻ bị sôi bụng
Những mẹo hay dân gian khi trẻ bị sôi bụng

2.1. Dùng hành tỏi

Đây là mẹo rất đơn giản hay được nhiều bà mẹ áp dụng khi con bị đầy hơi, sôi bụng. Trước tiên, mẹ cần lấy 1-2 củ tỏi (hoặc củ tỏi) đã được rửa sạch, bóc vỏ. Sau đó, mẹ đem hành tỏi đi nướng chín vừa tới. 

Lưu ý, mẹ nên nướng hành tỏi trên bếp điện, lò vi sóng hoặc nồi chiên không dầu. Không nên nướng trên bếp than củi vì thường có bụi than bám lên hành tỏi, gây hại cho làn da của trẻ nhỏ.

Sau đó cho củ hành hoặc củ tỏi đã nướng vào trong 1 miếng gạc sạch, nên để 1 lúc cho tỏi nguội đỡ để tránh làm bỏng bé. Đặt củ tỏi quấn trong miếng gạc đặt lên rốn của bé, chú ý không đặt trực tiếp tỏi nướng trên da vì dễ làm tổn thương da bé.

2.2. Nước lá tía tô

Thêm một cách dân gian khác hay được sử dụng khi bé bị sôi bụng mà mẹ có thể tham khảo là dùng nước lá tía tô. Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị khoảng 50g lá tía tô còn tươi đã được lựa chọn kỹ, rửa sạch và thái nhỏ.

Tiếp theo, mẹ cho lá tía tô vào máy xay sinh tố hoặc vắt lấy nước, loại bỏ bã còn lại. Lấy nước ép tía tô đun sôi nhỏ lửa, để nguội và cho bé uống.

2.3. Dùng vỏ cam, quýt

Dùng vỏ cam, quýt để chữa sôi bụng cho trẻ
Dùng vỏ cam, quýt để chữa sôi bụng cho trẻ

Sử dụng vỏ cam (hoặc vỏ quýt) cũng chính là bí quyết giúp trẻ nhanh hết sôi bụng. Trước tiền, chuẩn bị 100g vỏ cam quýt đem phơi khô. Sau đó, mẹ rửa sạch vỏ cam quýt, thái nhỏ và cho vào nồi. Thêm tiếp khoảng 400 ml nước ấm vào đun sôi khoảng 10 phút. Để nước cam quýt nguội và rót ra bát nhỏ cho bé uống.

Lưu ý: những mẹo dân gian này chỉ nên áp dụng với bé trên 6 tháng tuổi, với những bé nhỏ hơn thì mẹ không nên thực hiện cách này. Cần chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn trong quá trình chế biến, đắp vật lạ lên người bé.

Nếu đã thực hiện nhiều biện pháp mà bé vẫn sôi bụng, mẹ cần khẩn trương cho con đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Trên đây là lời giải đáp trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không và một số mẹo dân gian xử lý khi trẻ bị sôi bụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bé sớm hết sôi bụng và luôn khoẻ mạnh nhé

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng