Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao?

Ngày đăng: 28/04/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Trẻ sơ sinh bị ho khan có thể là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc kích ứng do đau họng. Khi trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề này nhé.

1. Trẻ sơ sinh bị ho khan là biểu hiện của bệnh gì?

Ho khan là tình trạng ho không có hoặc có ít đờm, dịch nhầy và tình trạng này thường kéo dài nhiều ngày. Tình trạng này có thể gặp ở cả bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ sơ sinh mới vài tuần tuổi. Trẻ sơ sinh bị ho khan có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau:

Trẻ sơ sinh bị ho khan có thể là xuất hiện khi bé bị cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị ho khan có thể là xuất hiện khi bé bị cảm lạnh
  • Cảm lạnh: Ho khan có thể xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Nó không xuất hiện trong giai đoạn đầu tiên nhưng xuất hiện sau khi cảm lạnh tiến triển. Cảm lạnh gây ra bởi virus, chúng có thể làm cho cổ họng của bé bị khó chịu, bị ngứa, kích thích phản ứng ho.

  • Cảm cúm: Cảm cúm cũng là một bệnh do virus gây ra. Khác với cảm lạnh, ở cảm cúm thường bắt đầu bằng ho khan. Sau khi bệnh cúm tiến triển bệnh bệnh nhân có thể gặp phải ho có kèm theo đờm.

  • Ho gà: Bệnh ho gà xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn và gây ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp của bé. Nếu bé bị ho gà sẽ có biểu hiện ho khan kéo dài dai dẳng. Khi tình trạng ho gà trở nên nghiêm trọng, bạn có thể nhận thấy kèm theo các cơn ho khan là tình trạng trẻ chảy nước mắt, mặt hơi xanh, lưỡi lồi. Ngoài ra, bệnh ho gà còn có thể dọa ngạt ở trẻ sơ sinh.

  • Hen suyễn: Đây là một bệnh lý gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây ho khan. Khi trẻ sơ sinh bị hen suyễn, phản ứng ho như một cách để chống lại bệnh. Phản ứng ho giúp việc lưu thông khí dễ dàng, trẻ hô hấp thoải mái hơn. 

Ngoài ra, ho khan còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như trẻ nuốt phải dị vật, môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá hay tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

2. Trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ho khan quá 5 ngày rất dễ dẫn đến bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Lúc này có thể cần đến sự kết hợp của thuốc chống viêm, kháng sinh, các thuốc đặc trị. Vậy trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao? Dưới đây là một số điều phụ huynh nên làm khi bé bị ho khan.

Điều trị sớm 

Ho khan thông thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không can thiệp sớm khiến tình trạng này kéo dài có thể gây đau tức ngực hay diễn biến thành các bệnh mạn tính. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị ho khan, nên tìm kiếm biện pháp điều trị ngay cho bé tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp.

Điều trị sớm để tránh tiến triển thành mạn tính
Điều trị sớm để tránh tiến triển thành mạn tính

Không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Nhiều bà mẹ thường tự ý mua kháng sinh điều trị cho con mỗi khi trẻ ho khan. Tuy nhiên, điều này là sai lầm, nếu nguyên nhân gây ho khan do virus việc điều trị bằng kháng sinh không thể đáp ứng được. Hơn nữa, việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.

Chính vì vậy việc tự ý mua thuốc điều trị khi trẻ sơ sinh bị ho khan không được khuyến khích. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đưa trẻ đến khám bác sĩ

Thông thường triệu chứng ho khan ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp ho khan kéo dài kèm theo một số triệu chứng dưới đây, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời:

  • Trẻ thở mệt, thở gắng sức, hơi thở yếu.

  • Trẻ bị tím tái môi và vùng da quanh môi. 

  • Ho lâu ngày không khỏi.

  • Ho có kèm theo nôn mửa.

  • Sốt cao trên 39 độ C với trẻ dưới 4 tháng tuổi, trên 40 độ C với trẻ trên 4 tháng tuổi.

Ngoài ra, ba mẹ nên áp dụng một số cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho khan thật hợp lý. Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé.

3. Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho khan

Một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho khan hiệu quả mà phụ huynh có thể áp dụng gồm:

Bổ sung nhiều nước

Khi bé bị ho khan, mẹ nên bổ sung nhiều nước. Việc bổ sung nhiều nước sẽ tạo độ ẩm, làm giảm khô họng, giảm kích ứng giúp bé giảm ho. Với trẻ còn đang bú mẹ, có thể tăng số lần cho trẻ bú, điều này vừa cung cấp nhiều nước vừa bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Giữ ấm cho trẻ

Nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng ho khan ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nên giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt là cổ. Tuy nhiên, cũng không nên ủ ấm trẻ quá kỹ, bởi có thể khiến bé ngột ngạt khó chịu hoặc ra mồ hôi ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh.

Giữ ấm cho trẻ để giảm ho
Giữ ấm cho trẻ để giảm ho

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn trong đường hô hấp, làm sạch niêm mạc mũi giúp thông thoáng đường thở. Việc dùng nước muối sinh lý để súc họng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm giảm viêm họng, giảm ho.

Tạo không gian phòng thông thoáng

Không nên đóng kín cửa phòng mà để không khí được lưu thông, giảm được lượng vi khuẩn trong không khí. Tuy nhiên, không để gió thổi thẳng vào cổ bé.

Trên đây là lời giải đáp cho cái hỏi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao. Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn kiến thức để nuôi con khỏe mạnh.

Xếp hạng: 3.6 (5 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng