Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Ngày đăng: 23/11/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Chuẩn bị mang thai cần làm những gì? là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm và lo lắng khi có kế hoạch mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ cả về vật chất đến tinh thần, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ thêm thông tin cần thiết về vấn đề này.

Chuẩn bị mang thai cần khám những gì?

Khi đã có kế hoạch mang thai, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện các yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai nếu có. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tăng khả năng mang thai, đồng thời em bé cũng khỏe mạnh hơn. Cụ thế, mẹ có thể tham khảo một số xét nghiệm cần làm dưới đây:

- Xét nghiệm máu: Để phát hiện xem mẹ có bị thiếu máu hay có các bất thường về máu không. Mẹ bầu bị thiếu máu. Mẹ bầu bị thiếu máu sẽ dễ bị sảy thai, tăng nguy cơ sinh non; trẻ sinh ra ốm yếu, chậm phát triển trí tuệ.

Thăm khám sức khỏe trước khi mang thai
Thăm khám sức khỏe trước khi mang thai 

- Xét nghiệm nước tiểu:  Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai giúp mẹ phát hiện có bị viêm đường tiết niệu hay có các chất bất thường trong nước tiểu (hồng cầu, glucose, protein, vi khuẩn,...) hay không.

- Xét nghiệm phụ khoa: giúp mẹ phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như nấm, vi khuẩn, lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

- Kiểm tra tổng quát các cơ quan khác như tim, phổi, huyết áp, siêu âm ổ bụng, tử cung, buồng trứng.. đảm bảo mẹ đủ sức khỏe để mang thai.

- Kiểm tra nhiễm sắc thể: Xét nghiệm này giúp bố mẹ sàng lọc các bệnh di truyền có thể di truyền sang con, bao  gồm thiếu  máu,  máu khó đông, một số bệnh ung thư,..

Chế độ dinh dưỡng cho cả 2 vợ chồng

Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh không chỉ quá trình thụ thai cũng trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các thực phẩm mẹ nên bổ sung nhiều, bao gồm:

- Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt lợn nạc,..), thịt gà, trứng, cá hồi,.. có chứa hàm lượng sắt, DHA, protein,.. cao

- Các loại rau xanh lá đậm (bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, măng tây,..), một số loại hạt sấy khô như óc chó, hạt điều, hạnh nhân,..

- Sữa và các chế phẩm từ sữa.

- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, xoài, đu đủ,..

Có một chế độ ăn lành mạnh
Có một chế độ ăn lành mạnh 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ một số thói quen không tốt như thức khuya, sử dụng các chất kích thích ( rượu, bia, cà phê, thuốc lá,..),..

Bố cũng nên bổ sung vitamin, thực phẩm giàu chất oxy hóa, đặc biệt là kẽm. Kẽm có tác dụng cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng. Khi tinh trùng khỏe thì khả năng thụ thai cũng cao hơn. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, hàu, tôm, ghẹ, sò,…

Bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai

Khi mang thai, nhu cầu về các dưỡng chất như acid folic, sắt, canxi, vitamin,... của mẹ cũng tăng cao để vừa đáp ứng cho mẹ, vừa cung cấp cho thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này từ các thực phẩm chức năng hay vitamin tổng hợp:

- Acid folic: Các nghiên cứu cho thấy, chị em phụ  nữ nên bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Acid folic là chất không thể thiếu để bảo vệ trẻ tránh bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống, vô sọ; và bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Mẹ bầu thiếu acid folic còn có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, con sinh ra nhẹ cân và dễ mắc các dị tật thai nhi như hở hàm ếch, hội chứng Down, bệnh tim mạch,...

Chuẩn bị mang thai - Cần bổ sung acid folic
Chuẩn bị mang thai - Cần bổ sung acid folic

- Sắt: Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu ở bà bầu khi mang thai. Mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, dễ bị sảy thai, nguy cơ sinh non cao; trẻ sinh ra bị nhẹ cân, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

- Canxi: Bổ sung canxi hỗ trợ sự phát triển xương của em bé đồng thời bảo vệ người mẹ khỏi bị mất xương khi mang thai. Canxi cũng đã được chứng minh là hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần hoàn, thần kinh và cơ bắp.Thiếu canxi trong thai kỳ có thể là nguyên nhân gây tê chân tay, đau lưng, chuột rút,... ở bà bầu.

- DHA: Đây là một axit béo rất quan trọng cho cơ thể và thuộc nhóm các axit béo omega-3. DHA có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bài não, điều hòa huyết áp, tim mạch. Điều này rất cần thiết không chỉ cho phụ nữ trong thời gian mang thai mà còn cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ

Các nghiên cứu đã chỉ ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ kém hơn bình thường. Vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất giúp các mẹ phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé là bé có thể gặp trong thai kỳ.

Những loại vacxin cần được tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm:

- Rubella: cần được tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng. Nếu khi mang thai mẹ mắc loại bệnh này có thể gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi.

- Thủy đậu: Mẹ nên tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang thai. Khoảng 2% số trẻ sinh ra bị dị tật thai nhi nếu mẹ mắc bệnh này khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai 

- Viêm gan B: vacxin naỳ có thể tiêm trước hoặc đang mang thai đều được, đặc biệt là với những mẹ đã được chẩn đoán là nhiễm viêm gan B. Khả năng đứa trẻ bị nhiễm viêm gan B rất cao nếu mẹ đang mắc bệnh này. Do đó, tiêm vacxin là cách hiệu quả để tránh bệnh lây truyền sang con.

- Cúm: Cảm cúm thông thường có thể không nguy hiểm, nhưng khi mang thai thì đây lại là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi nhiều nhất nếu mẹ chủ quan. Vacxin phòng cúm mẹ có thể tiêm ở mọi thời điểm, đặc biệt khi đang có dịch.

Tính ngày rụng trứng và thụ thai

Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ. Ngày rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và là ngày có khả năng thụ thai cao nhất. Việc tính toán ngày ngày rụng trứng thường dựa vào chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người không hoàn toàn giống nhau và có thể khác nhau giữa các tháng nhưng đa số dao động từ 28-32 ngày. Để tính toán được ngày rụng trứng theo phương pháp này thì mẹ cần phải nhớ được chu kỳ kinh nguyệt của mình. Kết quả này chỉ chính xác với những chị em có số ngày hành kinh trong mỗi chu kỳ bằng nhau và chu kỳ giống nhau giữa các tháng.

Cách tính: Ngày rụng trứng = Chu kỳ kinh nguyệt -14

Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày, thì ngày rụng trứng = 30-14 = 16

Khi đó, khả năng rụng trứng của bạn sẽ vào khoảng ngày 15-17 trong chu kỳ.

Cách tính ngày rụng trứng chính xác
Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

Khi có thêm thành viên mới trong gia đình thì vấn đề chi tiêu cũng nhiều hơn. Sẽ có nhiều khoản chi tiêu mới phát sinh như khám thai, sinh nở, chế độ dinh dưỡng, mua sắm đồ đạc cho em bé và các chi phí khác. Vì vậy, chuẩn bị tài chính vững chắc vừa giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh vừa giúp em bé sinh ra có được điều kiện vật chất đầy đủ. Để kiểm soát nguồn tài chính gia đình, bố mẹ nên lập ra các danh sách cần chi tiêu và cân đối với khoản thu nhập của gia đình, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch  kiếm thêm thu nhập nếu có thể để chuẩn bị cho sự chào đời của con.

Trên đây là một số điều giải đáp “Cần chuẩn bị gì khi mang thai lần đầu”, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để chuẩn bị cho quá trình mang thai của mình. Chúc bạn có một thai kỳ thành công!

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng