Chóng mặt khi mang thai là triệu chứng rất thường gặp phải ở các mẹ bầu. Nhiều trường hợp thai phụ chóng mặt kèm theo đó là buồn nôn khiến cho những ngày thai nghén trở nên vô cùng nặng nề. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt này để giúp chị em kiểm soát tốt hơn.
Lý do mà bà bầu hay bị chóng mặt khi mang thai ?
Hiện tượng hoa mắt chóng mặt trong thai kỳ có thể làm các mẹ có thể cảm thấy lâng lâng và choáng váng nếu đứng dậy quá nhanh, sau khi cúi xuống hoặc ngồi lâu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt này bao gồm:
Hệ thống tim mạch của phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi đáng kể để thích nghi với thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ, tạo áp lực lên các mạch máu.
Sự thay đổi về nội tiết tố khiến các mạch máu của bạn giãn ra và mở rộng. Sẽ làm chậm lưu lượng máu đến tim và não sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai của mẹ.
Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, do mẹ bầu đổi tư thế đột ngột. Qua đó, dễ khiến thai phụ bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai.
Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Một số “tác nhân” gây nên triệu chứng chóng mặt trong quá trình mang thai của bà bầu trong tam cá nguyệt đầu
Hormone thay đổi gây huyết áp thấp
Nguyên nhân chính khiến các mẹ bầu dễ chóng mặt là do lượng hormone tăng cao khiến mạch máu của bà bầu thư giãn và mở rộng. Điều này dẫn tới tình trạng hạ huyết áp của bạn thấp hơn bình thường, hoặc có thể làm giảm lưu lượng máu lên não và gây chóng mặt tạm thời.
Chứng nôn nghén
Triệu chứng chóng mặt thường kèm theo nếu bạn hay buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ. Điều này rất thường thấy ở trong tam cá nguyệt đầu vì khi này mức độ hormone của bạn đang thay đổi nhanh chóng.
Để điều trị tình trạng này, các mẹ cần được xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, hoặc có biểu hiện chán ăn hoặc nhịn ăn phải truyền chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi hoặc có thể phải dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Thai phụ bị chóng mặt khi mang bầu 3 tháng giữa
Một số lý do khiến thai phụ bị chóng mặt trong 3 tháng đầu tiên có thể chuyển sang 3 tháng tiếp theo, như huyết áp thấp hoặc chứng buồn nôn. Tuy nhiên “thủ phạm” gây ra lại không giống nhau.
Áp lực lên tử cung
Phụ nữ mang thai hay bị chóng mặt nếu áp lực từ tử cung càng ngày càng lớn đè lên các mạch máu. Điều này có thể xảy ra từ tháng thứ 3 trở đi và thường xuyên hơn khi thai nhi lớn dần.
Do thai càng phát triển, để giảm áp lực cho lưng, mẹ bầu thường chuyển sang nằm ngửa, thói quen này cũng có thể gây chóng mặt. Bởi vì khi nằm ngửa có thể khiến tử cung đang giãn nở làm chậm quá trình đưa máu từ chân lên đến tim.
Lo âu, căng thẳng quá mức
Các mẹ không chỉ bận tâm về sức khỏe, đời sống, về em bé sắp chào đời.… Mà sự thay đổi hormone cũng khiến tâm sinh lý của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn.
Khi căng thẳng, stress khiến hơi thở của bà bầu ngắn hơn. Do đó, nhiệt độ bên trong cơ thể cũng tăng lên, khiến cho lượng oxy lên não bị giảm dẫn tới việc bị chóng mặt.
Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối
Một số nguyên nhân gây chóng mặt trong 6 tháng đầu cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự sau này trong thai kỳ của phụ nữ. Chú ý và thận trọng các dấu hiệu ngất xỉu để tránh bị ngã, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Không nên đứng lên đột ngột mà từ từ đứng lên và với tay để được bám, vịn để tránh bị choáng, đồng thời đảm bảo ngồi thường xuyên, tránh đứng trong thời gian dài.
Cách khắc phục chóng mặt khi mang thai như thế nào?
Khi thấy bị chóng mặt khi mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Sau đây là một số biện pháp giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng này:
Bổ sung đầy đủ các khoáng chất đặc biệt là sắt và axit folic, chúng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Không được nhịn ăn, mẹ bầu có thể chia thành nhiều bữa trong ngày bằng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau.
Hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, hoặc đồ ăn quá ngọt để hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Cần uống đủ nước, thai phụ nên uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày.
Không nằm ngửa hay đứng, ngồi quá lâu. Thay vào đó là nằm nghiêng 1 phía để máu dễ lưu thông
Mặc quần áo rộng rãi, không bó sát, sinh hoạt ở nơi thoáng khí.
Xem thêm: Cách giúp con thông minh từ trong bụng mẹ
Hiện tượng chóng mặt khi mang thai có thể là bình thường cũng có thể là những bất thường nếu thai phụ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời. Chúc các mẹ và các thiên thần bé nhỏ luôn được khỏe mạnh nhé!