Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1, thứ 2, thứ 3 cần làm gì?

Ngày đăng: 01/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Ba tháng đầu của quá trình mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với mẹ bầu và thai nhi. Nếu trong giai đoạn này mẹ không may mắc cảm cúm thì cần đặc biệt chú ý vì rất có thể nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy cùng tìm hiểu xem bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1, thứ 2, thứ 3 cần làm gì để mẹ và bé được an toàn trong bài viết dưới đây nhé!

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 ảnh hưởng như nào đến thai nhi?

Cảm cúm tuy là bệnh lý phổ biến, nhưng nếu mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé như:

- Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 khiến mẹ bầu dễ bị viêm phế quản hay viêm phổi.

- Một số trường hợp, mẹ bầu còn bị nhiễm trùng máu, gây viêm màng não, giảm huyết áp, viêm nội tâm mạc, viêm tai giữa hoặc viêm não,…

- Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 để kéo dài không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sinh non, thai lưu, thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, tổn thương não, hở hàm ếch,…

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 ảnh hưởng như nào đến thai nhi
Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 ảnh hưởng như nào đến thai nhi

Nếu mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 2 và tháng thứ 3 chỉ bị ho, hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh thì chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường hoặc viêm mũi dị ứng. Còn ngược lại, cảm cúm có thể đe dọa đến sức khỏe của bé nếu như mẹ bị sốt cao, nôn ói, chóng mặt… thì cần phải cẩn thận vì vi khuẩn cúm có thể gây dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, bệnh down và thậm chí là có thể gây sảy thai, thai chết lưu ở tháng thứ 2 của thai kỳ.

Cần làm gì khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ

Khi có triệu chứng của cúm, mẹ bầu nên áp dụng một số cách điều trị sau:

Không tự ý dùng thuốc

Trong thai kỳ, mẹ bầu dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, do đó với mẹ bầu bị cảm cúm cũng chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Đi khám

Mẹ bầu nên đi khám để biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định thuốc uống và chế độ dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.

Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng

Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu thường nhạy cảm hơn và sức đề kháng cũng sẽ kém hơn, do đó việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là rất cần thiết. Dinh dưỡng cũng cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam để tăng sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn tốt hơn.

Tắm nước ấm

Nước ấm tốt cho sức khỏe và thích hợp để mẹ bầu tắm khi đang mang thai và nhất là khi bị cảm cúm. Tắm nước ấm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh hơn.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý

Người mắc cảm cúm đều được khuyên nghỉ ngơi và mẹ bầu cũng vậy. Việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ bầu lấy lại tinh thần và sức lực, chóng khỏe hơn.

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 đến tháng thứ 6: Nếu chỉ là bị cảm thông thường thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục. Nên uống đủ nước để ngăn chặn tình trạng bị  mất nước khi sốt. Dùng thêm hoa quả chứa nhiều vitamin C để khôi phục sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Lúc này mẹ không muốn ăn, tuy nhiên hãy cố gắng bồi bổ cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp gà, sữa ấm… để giúp mẹ mau phục hồi.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý

Nếu sau 2 đến 3 ngày tình trạng cảm cúm không thuyên giảm, mẹ bầu thấy nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng,…thì nên đi khám bác sĩ vì lúc này hệ miễn dịch kém, cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nặng.

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6 đến tháng thứ 8: Điều đầu tiên là mẹ bầu cần đến khám bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu cảm cúm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hiện tại, đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất, chỉ định đúng đắn sau khi đã thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của các bác sĩ. Vì các loại thuốc đều có nguy cơ tác động đến thai dễ dẫn đến tình trạng nhiễm độc và dị tật cho thai nhi… nếu được dùng không đúng.

Giai đoạn này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tìm cách hạ sốt bằng cách chườm mát, cố gắng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh.

Dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu cũng có nhiều điểm tương đồng với bệnh cảm cúm, nhưng bệnh cảm cúm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn đối với thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình đang bị cảm cúm, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai. Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng