Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?

Ngày đăng: 08/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là tình trạng thường gặp ở hệ tiêu hóa còn non yếu chưa hoàn thiện của bé. Khi gặp tình trạng này các mẹ thường có tâm lý lo lắng và phân vân không biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao? Những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây có thể giúp các mẹ đẩy lùi tình trạng sôi bụng, khó tiêu của các bé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có những biểu hiện như bụng bé căng tròn, phát ra tiếng ùng ục hay ọc ọc. Các bé hay bị đầy hơi, nôn trớ hay ọc sữa. Bé không chịu ăn và thường xuyên quấy khóc. Nặng hơn là bé có thể bị tiêu chảy hay đi ngoài phân lỏng. Nếu gặp phải biểu hiện kể trên thì các mẹ nên làm như sau:

1. Thay đổi tư thế bú

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nguyên nhân có thể là do tư thế bú bình hay bú mẹ không đúng, khi các bé ngậm ti không vừa miệng khiến sữa chảy quá nhanh hay quá chậm làm bé vô tình nuốt phải một lượng không khí lớn vào dạ dày gây ra sôi bụng.

Thay-doi-tu-the-bu

Thay đổi tư thế bú

Vậy để khắc phục tình trạng này mẹ nên đổi tư thế bú cho bé, nâng cao đầu bé hơn so với dạ dày để tránh tình trạng bú hơi, khi bé bú xong mẹ đặt bé tựa đầu lên vai mẹ sau đó vỗ nhẹ lưng bé để bé có thể ợ hơi ra ngoài. Mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngửa sau đó gập đầu gối bé liên tục, nhẹ nhàng. Nếu bé bú bình, mẹ nên chọn loại núm vú vừa miệng bé để tránh trường hợp bé nuốt phải lượng khí lớn vào dạ dày, mẹ cũng phải vệ sinh sạch sẽ núm vú và bình sữa của bé trước và sau khi sử dụng.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sôi bụng ở bé. Vì trẻ ở giai đoạn sơ sinh nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa mẹ nên mẹ ăn uống không hợp lí sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của con. Các mẹ sử dụng những thực phẩm cay, nóng, những thực phẩm nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào, nướng. Ngoài ra, việc mẹ sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn như rượu, bia hay cafein. Tất cả những thứ này đều là tác nhân ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bé.

Vậy để phòng ngừa thì các mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học. Nên ăn nhiều rau xanh như rau bina, rau cải xoăn, rau ngót,..., ăn hoa quả, ăn những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như khoai lang, rau mồng tơi,rau lang,...Mẹ cũng nên sử dụng những thực phẩm có tính mát như bột sắn, nước rau má,... Không nên sử dụng những thực phẩm đóng hộp, đồ tươi sống, không vệ sinh sạch sẽ, và những thực phẩm ngập trong dầu. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, có ga, không nên sử dụng chất kích thích để đảm bảo cho cả mẹ và bé đều có một hệ tiêu hóa ổn định. Mẹ cũng nên bổ sung đủ nước cho mẹ và bé, mẹ nên uống ít nhất 1.5l nước mỗi ngày.

3. Thay đổi sữa công thức phù hợp

Có thể mẹ thiếu sữa không đủ cho bé bú nên phải sử dụng thêm sữa công thức ngoài, trong sữa công thức có chứa lactose mà hệ tiêu hóa của bé còn yếu chưa sản xuất đủ enzym để tiêu hóa chất này nên gây nên tình trạng sôi bụng, khó tiêu ở bé. Việc mẹ cần làm bây giờ là đổi sữa công thức phù hợp cho bé,đọc kĩ thành phần của sữa nên chọn những loại sữa mà thành phần không có hoặc chứa ít lactose, loại sữa có tính mát và nhiều chất xơ. Trước khi pha sữa mẹ nên tráng bình và núm vú bằng nước sôi, pha sữa cho bé uống trước 5-10 phút rồi để bình sữa đứng cho sữa tan hết bọt khí, khi pha sữa nên quấy nhẹ tay để tránh tạo nhiều bọt khí khi quấy.

Thay-doi-sua-cong-thuc-phu-hop

Thay đổi sữa công thức phù hợp

4. Sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa

Việc mẹ bổ sung thêm men vi sinh, men tiêu hóa cũng giúp bé giảm tình trạng sôi bụng và ợ hơi. Mẹ nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé đều ổn định, các bé đẩy nhanh tình trạng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu và đẩy lùi bệnh táo bón ở cả mẹ và bé. Mẹ cũng nên bổ sung các loại men vi sinh, men tiêu hóa cho các bé sơ sinh và cả mẹ nhưng trước khi sử dụng nên xin tư vấn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng để đảm bảo an toàn.

5. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài

Nếu tình trạng sôi bụng của bé kéo dài kèm theo một số các biểu hiện như bé sốt, nôn trớ, thường xuyên khó chịu quấy khóc thì rất có thể tình trạng đã diễn biến nặng hoặc có thể bé mắc bệnh lý về đường tiêu hóa. Với trường hợp này các mẹ không thể xử lí tại nhà mà nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán và chữa trị tránh xảy ra hậu nghiêm trọng.

di-kham-bac-si-neu-tinh-trang-keo-dai

Đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài

Hi vọng những phương pháp mà chúng tôi cung cấp có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng sôi bụng ở bé sơ sinh giúp hệ thống tiêu hóa của bé nhanh ổn định và phát triển khỏe mạnh.


 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng