Tư vấn chi tiết: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Ngày đăng: 21/02/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Nhiều mẹ cảm thấy rất lo lắng cho em bé mới sinh khi phát hiện con mình bị bụng sôi ùng ục. Vậy đâu là biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị bụng sôi và tình trạng này có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây:

Trẻ bị sôi bụng gồm những biểu hiện gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường có các biểu hiện như sau:

  • Bé hay bị ợ hơi, chướng bụng

  • Xuất hiện âm thanh ọc ọc, ùng ục từ bụng trẻ.

  • Trẻ quấy khóc, ít bú hoặc bỏ bú.

  • Dễ nôn trớ sau khi bú.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài hay tiêu chảy.

  • Trẻ mệt mỏi, da xanh xao.

Khi gặp phải triệu chứng trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm các vấn đề trẻ đang gặp phải và điều trị đúng cách.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị sôi bụng CÓ NGUY HIỂM, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hoặc rối loạn trong cơ thể trẻ. Cụ thể như:

Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Tiêu hoá bất thường ở trẻ có thể xuất phát từ sữa mẹ hoặc sữa công thức không đảm bảo chất lượng, chứa thành phần không phù hợp với hệ tiêu hoá non nớt của trẻ.

Với trẻ bú sữa mẹ bị sôi bụng, thức ăn của mẹ có thể đã nhiễm khuẩn hoặc chứa quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng (tỏi ớt) hoặc mẹ ăn phải đồ ăn lạ. Những loại thực phẩm không lành mạnh này sẽ chuyển hoá và đi vào sữa mẹ, khiến hệ tiêu hoá của trẻ quá tải và gây ra hiện tượng bụng sôi ọc ọc.

Còn với trẻ uống sữa công thức, nếu mẹ không lựa chọn loại sữa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hoá, trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy đi kèm với sôi bụng.

Hội chứng Crohn

Hội chứng Crohn hay còn gọi và viêm ruột từng vùng, có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh với các biểu hiện: viêm loét, sưng đỏ đường tiêu hoá (vùng miệng, thực quản, dạ dày hoặc đại tràng) và bụng trẻ thường phát ra âm thanh sôi ọc ọc. 

Nếu trẻ mắc phải hội chứng này ngay trong giai đoạn đầu đời có thể khiến trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng còi cọc. Do vậy, rất cần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường này và khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

Bệnh lý dạ dày ruột 

Một số trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu hoặc bị thiếu chất dinh dưỡng có thể đến dẫn hệ tiêu hoá không khoẻ mạnh, dễ bị nhiều loại vi rút hoặc vi khuẩn tấn công và tạo thành khí trong dạ dày và ruột. Và một trong những biểu hiện các bệnh lý dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh phải kể đến là trẻ bị bụng sôi, quấy khóc. 

Một số bệnh lý dạ dày ruột có thể gặp ở trẻ sơ sinh phải kể đến là: viêm dạ dày, viêm ruột, trào ngược dạ dày thực quản…

Bé bị sôi bụng rất có thể là đang mắc phải bệnh lý về đường tiêu hóa
Bé bị sôi bụng rất có thể là đang mắc phải bệnh lý về đường tiêu hóa

Không khí đi vào dạ dày quá nhiều

Trẻ sơ sinh rất dễ “nuốt không khí” do một số hành động thường gặp như: bú bình không đúng cách, khóc nhiều… Khi đó, sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và khiến bé bị sôi bụng. 

Nhìn chung, nếu bụng sôi ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân từ bệnh lý thì cũng rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. Sau này khi trẻ lớn lên cũng làm ảnh hưởng đến học tập hoặc công việc. Chính vì vậy, chúng ta cần có biện pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

Lời khuyên cho cha mẹ khi trẻ bị sôi bụng

Khi phát hiện thấy con mình bị sôi bụng ục ục, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp xử lý như sau:

Kiểm tra lại sữa mẹ hoặc sữa công thức

Với những trẻ đang bú mẹ, mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi con bị sôi bụng do sữa mẹ không an toàn, mẹ hãy tạm dừng cho con bú và điều chỉnh chế độ ăn của mình.

Với trẻ uống sữa công thức và bị sôi bụng, mẹ nên kiểm tra lại thành phần công thức và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Có thể tạm dừng sử dụng sản phẩm đó và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Tập thể dục cho bé

Để tăng cường hoạt động hệ tiêu hoá, phòng ngừa tình trạng bụng phát ra âm thanh ọc ọc, mẹ có thể tập bài thể dục nhẹ nhàng cho con như:

Đặt trẻ nằm ngửa và nâng hai chân, di chuyển chân theo chuyển động đạp xe để giúp cơ thể em bé giải phóng khí thừa tích luỹ trong dạ dày ruột.

Xoa nhẹ bụng bé

Xoa bụng bé cũng là biện pháp hạn chế tình trạng sôi bụng. Mẹ có thể xoa bụng trẻ sơ sinh theo chiều kim đồng hồ, đồng thời theo dõi phản ứng của bé. Có thể bé sẽ cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu hoặc quấy khóc, mẹ nên điều chỉnh ban đầu xoa ít 2-3 vòng, sau đó tăng dần lên.

Điều quan trọng nhất, cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện sớm nguyên nhân và có biện pháp xử lý đúng cách.

Xoa bụng bé cũng là biện pháp hạn chế tình trạng sôi bụng
Xoa bụng bé cũng là biện pháp hạn chế tình trạng sôi bụng

Trên đây là lời giải đáp: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không và lời khuyên dành cho cha mẹ để xử lý đúng cách. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các bậc phụ. Chúc bé sớm hết sôi bụng và phát triển toàn diện nhé.

Xem thêm : Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng