Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi mẹ nên làm gì để con dễ chịu hơn?

Ngày đăng: 10/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

"Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi phải làm sao?" là vấn đề mà không phải bà mẹ nào cũng biết. Trong bài viết dưới đây của Avisure sẽ gửi tới bạn đọc cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ho ngạt mũi. 

1. Biện pháp không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi

Điều trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi khi sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số phương pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi không dùng thuốc gồm:

1.1 Nhỏ nước muối sinh lý khắc phục tình trạng ho và nghẹt mũi cho trẻ

Nhỏ nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch mũi, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong khoang mũi ngăn ngừa tình trạng ho, nghẹt mũi nặng hơn. Hơn nữa, khi nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ làm loãng dịch nhầy, giúp nó dễ bị đào thải ra ngoài. Khi đó sẽ cải thiện được tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. 

nho-nuoc-muoi-sinh-ly-khac-phuc-tinh-trang-ho-va-nghet-mui-cho-tre

Nhỏ nước muối sinh lý khắc phục tình trạng ho và nghẹt mũi cho trẻ

Mẹ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% khoảng 3-5 lần mỗi ngày, tốt nhất là trước khi cho bé bú hay trước khi đi ngủ. Mẹ đặt bé nằm ngửa nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé sau đó dùng khăn thấm lau sạch phần nước muối chảy ra ngoài sau vài phút. Đặc biệt chú ý không nên áp dụng cách này trong 4 ngày liên tục vì rất có thể khiến mũi bé bị khô.

1.2. Trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi nên cho bú nhiều hơn

Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là một cách góp phần làm giảm đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi. Với trẻ sơ sinh, cách tốt nhất để bổ sung nước là cho trẻ bú nhiều sữa mẹ. Sữa mẹ làm loãng đờm, dịch nhầy đồng thời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho bé.

Chính vì vậy, trong những ngày trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi mẹ nên tăng số lần cho con bú. Nếu con đang uống sữa bình cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ sữa cho con.

1.3. Nâng cao cằm khi nằm để cải thiện ho, ngạt mũi

Nâng cao cằm khi nằm giúp thông thoáng đường thở, trẻ dễ thở và ngủ ngon giấc hơn. Mẹ có thể dùng một chiếc khăn đặt dưới đầu để nâng cao phần đầu và cằm của trẻ lên một chút.

1.4. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Nằm trong phòng điều hòa lâu hay vào những ngày trời mùa đông độ ẩm không khí thấp là nguyên nhân gây ra ho, ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Bổ sung không khí ẩm là một cách giúp mũi trẻ bớt khô, bớt ngạt mũi. Do đó, vào mùa đông hay khi nằm điều hòa tốt nhất nên để một máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ sơ sinh.

su-dung-may-tao-do-am-khong-khi

Sử dụng máy tạo đổ ẩm không khí

1.5. Ấn huyệt, massage để cải thiện trẻ sinh bị ho nghẹt mũi

Bấm huyệt là phương trị ho nghẹt mũi cho cả trẻ sơ sinh và người lớn một cách hiệu quả mà không cần đến thuốc. Trẻ sơ sinh sẽ được day ấn huyệt đạo, ủ ấm bằng tinh dầu để giảm ho, nghẹt mũi, sốt. Tuy nhiên, không phải ấn huyệt nào cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng ho,ngạt mũi. Một số vị trí huyệt khi ấn có thể giảm ho gồm: huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân, huyệt xích trạch ở khuỷu tay, huyệt khổng tối ở cẳng tay...

1.6. Hút dịch mũi cho trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi

Để giảm chất nhầy trong mũi cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho bé, các mẹ có thể áp dụng phương pháp hút mũi cho bé. Trước khi hút mũi nên nhỏ vài giọt nước muỗi sinh lý để làm lỏng chất nhầy. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi để đưa chất nhầy ra khỏi đường thở của bé. Lưu ý cần vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của bé.

1.7. Xông hơi cho trẻ bị ho và nghẹt mũi

Xông hơi là biện pháp vừa giúp làm loãng dịch nhầy vừa cấp ẩm cho mũi. Điều này giúp đường thở của trẻ sơ sinh được thông thoáng, giảm ho, giảm nghẹt mũi. Có thể sử dụng máy xông hơi hoặc xả nước nóng và bế trẻ sao cho ngửi được hơi nước bốc lên.

xong-hoi-cho-tre-bi-ho-va-nghet-mui

Xông hơi cho trẻ bị ho và nghẹt mũi

2. Biện pháp dùng thuốc khắc phục ho và ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Nếu áp dụng các biện pháp điều trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc nhưng không có hiệu quả mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Tùy vào tình trạng của bé, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Nếu trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi do nhiễm khuẩn nặng có thể cần phải sử dụng đến thuốc kháng sinh. Ngoài ra, để làm giảm triệu chứng ho và ngạt mũi của trẻ có thể sử dụng thêm siro có tác dụng làm dịu các con hơn, thuốc nhỏ mũi, xịt mũi (thuốc co mạch, chứa glucocorticoid…) để làm thông thoáng đường thở.

Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc này không đúng hướng dẫn sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Chẳng hạn:

  • Tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ.

  • Sử dụng thuốc co mạch điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh có thể gây co mạch toàn thân, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, ảo giác.

  • Dùng thuốc nhỏ hay xịt mũi có chứa glucocorticoid trong thời gian dài hoặc không giảm liều trước khi ngưng có thể gây ra kích thích niêm mạc mũi, chảy máu cam, loét vách mũi… ở trẻ sơ sinh.

Các bà mẹ nên bỏ túi những mẹo này để có thể đưa ra giải pháp khắc phục một cách nhanh chóng, an toàn khi trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi. Để được tư vấn miễn phí hãy để lại số điện thoại hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 1800.0016.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng