Trẻ sơ sinh bị ho khò khè: dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ngày đăng: 28/02/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho khò khè xảy ra chủ yếu do tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Điều này gây ảnh hướng đến sức khỏe của bé khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng. Trong bài viết dưới đây của Avisure sẽ gửi đến bạn đọc về dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khò khè.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho

1. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè

Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ gặp phải các bệnh lý đường hô hấp khi bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Trong đó, tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khò khè có đờm gặp rất phổ biến. Những trẻ em bị ho khò khè có thể gặp các biểu hiện dưới đây:

Trẻ sơ sinh bị ho khò khè
Trẻ sơ sinh bị ho khò khè

Trẻ sơ sinh thở nhanh, hơi thở có tiếng khò khè, nặng nề: Tiếng khò khè này chính là âm sắc trầm mỗi khi trẻ sơ sinh thở ra. Bằng cách áp sát tai vào miệng trẻ ba me có thể nghe được tiếng này, nó cũng nghe gần giống với tiếng ngáy. Khi tình trạng này trầm trọng hơn có thể thấy trẻ thở gắng sức, tiếng thở kéo dài. Có một số trường hợp không thể nghe được tiếng khò khè của trẻ sơ sinh bằng tai thông thường. Nó được phát hiện khi đưa trẻ đến khám bác sĩ và được nghe bằng ống nghe. 

Lỗ mũi của trẻ đỏ: Khi không được cung cấp đủ không khí, hai canh mũi của trẻ sơ sinh có thể bị đỏ lên theo nhịp thở của trẻ. Lúc này nồng ngực của trẻ sơ sinh bị co thắt lại và có thể quan sát rõ xương ngực. Nếu phát hiện con có biểu hiện này cần đưa đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vùng da quanh miệng, mũi hoặc thân có màu tái: Ho và khụt khịt mũi rất có thể do bé bị tắc mũi. Điều này khiến cho bé không được cung cấp đủ oxy cần thiết nên có thể quan sát thấy da của bé có màu tái.

Trẻ cáu gắt, khó chịu: Khi gặp phải các vấn đề về đường thở rất có thể bé bị khó chịu, cáu gắt và quấy khóc.

Một số trẻ có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, bơ phờ, sốt…

2. Trẻ sơ sinh bị ho khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị ho, khò khè có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ tình trạng ho, thở khò khè là dấu hiệu của các bệnh lý đường hô hấp khác nhau. Khi gặp phải phải tình trạng ho, thở khò khè có thể trẻ đang gặp phải một số bệnh lý về đường hô hấp dưới đây:

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm thanh quản, phế quản, chèn ép đường thở. Những bệnh này là cho đường khó dưới dây thanh âm bị hẹp, trẻ thở nặng nề và phát ra âm thanh khò khè.

  • Trẻ sơ sinh bị hen suyễn: Nếu trẻ bị hen suyễn trong lúc ngủ có thể nghe thấy âm thanh ran, rít.

Trẻ sơ sinh bị ho khò khè do huyên suyễn
Trẻ sơ sinh bị ho khò khè do huyên suyễn
  • Tại phổi, phế quản hay khí quản của trẻ có khối u: Các khối u có thể gây chèn ép đường hô hấp của trẻ và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho hay các tiếng thở khò khè ở trẻ.

  • Trẻ sơ sinh bị viêm phổi: Viêm phổi xảy ra do sự xâm nhập virus hay các vi khuẩn. Nếu bé nhà bạn bị viêm phổi có thể kèm theo cả ho dai dẳng kéo dài và da xanh tím tái.

Qua những thông tin ở trên, chắc hẳn phụ huynh đã có thể trả lời được câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị ho khò khè có nguy hiểm không?”.

3. Trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao?

Nếu trẻ sơ sinh bị ho khò khè có đờm mẹ cần quan sát kỹ, áp sát tai vào miệng nghe tiếng thở của con để nắm được tình trạng trạng của con. Nếu bé bị ho, thở khò khè nhưng không khó thở, không thở gắng sức, vẫn bú bình thường và tăng cân đều thì không cần quá lo ngại. Điều này xảy ra có thể là do bé đang bị nghẹt mũi. Lúc này có thể áp dụng một số biện pháp để thông thoáng đường thở cho bé như:

  • Cho bé bú nhiều sữa để phần dịch nhầy trong đường hô hấp của bé loãng, bé dễ thở hơn. 

  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé hàng ngày, Tuy nhiên, không áp dụng cách này liên tục trong khoảng 4 ngày vì có thể làm khô mũi bé.

  • Xông hơi cho trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi gặp phải tình trạng ho khò khè thì không được chủ quan và phải đưa trẻ đến bệnh viện. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khá nghiêm trọng ở độ tuổi này.

Cho bé bú nhiều sữa để phần dịch nhầy trong đường hô hấp của bé loãng, bé dễ thở hơn
Cho bé bú nhiều sữa để phần dịch nhầy trong đường hô hấp của bé loãng, bé dễ thở hơn

Nếu trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè kéo dài liên tục hay có kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán bệnh. Lúc này, các các sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, siêu âm, đo hô hấp ký, nội soi đường hô hấp, chụp CT… để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có biện pháp điều trị cụ thể.

Đặc biệt lưu ý, không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm ho, long đờm… Chỉ cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý cho trẻ dùng thuốc có thể khiến bệnh của trẻ càng trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho bé. Những chất này vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh vừa có tác dụng tăng sức đề kháng, để bé có thể chống lại được các bệnh lý về đường hô hấp.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho sốt

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho khò khè gặp rất phổ biến, vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cải thiện sức khỏe cho con. Avisure chúc bé trộm vía, luôn khỏe mạnh. 

 

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng