Sắt là thành phần quan trọng để cấu tạo nên nhân Hem hồng cầu, giúp hỗ trợ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng cơ thể. Thiếu sắt có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách bổ sung thuốc sắt cho bà bầu hợp lý nhất nhé!
Vai trò của sắt với thai phụ
Sắt là một khoáng chất thiết yếu không thể thiếu trong quá trình mang thai. Bởi sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Cũng chính vì thế, khi nói đến thuốc bổ cho bà bầu thì sắt là vi chất không thể thiếu. Bởi đây sắt cho bà bầu là vi chất quan trong không chỉ hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi mà còn giữ cho người mẹ tránh khỏi các rủi ro sức khỏe.
Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Sắt là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành hemoglobin - một phần của hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các mô khác trong cơ thể. Trong thai kỳ, nhu cầu oxy của cả mẹ và thai nhi tăng lên đáng kể, làm cho nhu cầu sắt trở nên cực kỳ quan trọng. Sự thiếu hụt sắt có thể dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất trong thai kỳ. Việc bổ sung sắt giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ mệt mỏi, suy nhược và các biến chứng khác trong quá trình mang thai.
Hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi
Sắt còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Nó tham gia vào quá trình tổng hợp các dẫn truyền thần kinh. Do vậy đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trí tuệ của trẻ. Do đó, việc bổ sung sắt trước, trong và sau thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Tăng cường sức khỏe tổng thể của mẹ và bé
Sắt giúp cải thiện lượng oxy trong máu. Bên cạnh đó, sắt giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé. Điều này bao gồm cả sức mạnh miễn dịch và năng lượng.
Mẹ bầu cần bổ sung sắt khi nào?
"Mẹ bầu cần bổ sung sắt khi nào" là một câu hỏi quan trọng đặt ra trong quá trình thai kỳ. Việc bổ sung sắt đúng lúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số tình trạng và giai đoạn mà mẹ bầu cần xem xét việc bổ sung sắt:
Trước khi mang thai
Sắt là một trong những vi chất vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là vai trò lớn trong quá trình phát triển của thai nhi và sức khoẻ của mẹ bầu. Việc chuẩn bị cho thai kỳ bằng việc đảm bảo mẹ bầu đã có đủ lượng sắt dự trữ trong cơ thể giúp đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ và giảm nguy cơ thiếu máu.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc mẹ bầu khoẻ mạnh, đủ máu cũng giúp giảm hiệu quả tình trạng mệt mỏi, ốm nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung sắt trước mang thai từ 1 đến 3 tháng. Điều này giúp đảm bảo mẹ có được một sức khoẻ tốt nhất.
Trong giai đoạn mang thai
Khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên đáng kể do sự phát triển của thai nhi. Càng về giai đoạn sau của thai kỳ thì nhu cần bổ sung sắt lại càng lớn. Chính vì thế, chỉ bổ sung sắt qua thực phẩm thường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do vậy, khi mang thai mẹ bầu cần sử dụng thêm các loại thuốc sắt cho bà bầu nhằm đảm bảo đủ lượng sắt cho cả mẹ và bé.
Trong trường hợp thiếu máu
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán là thiếu máu hoặc có triệu chứng như mệt mỏi, da xanh tái, ngứa ngáy, cần thêm sắt ngay lập tức để nâng cao lượng sắt trong cơ thể. Những trường này, mẹ bầu cần thiết sử dụng loại thuốc sắt cho bà bầu phù hợp nhất.
Nhu cầu sắt của bà bầu hàng ngày
Bổ sung đủ sắt hàng ngày cho bà bầu là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn mang thai khi cơ thể đang phải cung cấp sắt cho cả mẹ và thai nhi.
Mức nhu cầu sắt hàng ngày của bà bầu có thể thay đổi theo giai đoạn của thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhu cầu sắt tăng ít hơn so với giai đoạn sau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai cần nạp khoảng 30 đến 60 mg sắt mỗi ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu sắt của mỗi phụ nữ mang thai có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như tuổi, trọng lượng, tình trạng sức khỏe, và giai đoạn thai kỳ. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra lời khuyên cụ thể về nhu cầu sắt của mẹ bầu hợp lý.
Một cách để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể là ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, hạt và các loại rau xanh cùng các viên uống bổ bầu có chứa sắt.
Bổ sung thừa sắt có sao không?
Khi nói về sắt, cân bằng là yếu tố quan trọng. Việc bổ sung thừa hay thiếu sắt đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thai phụ. Dưới đây là những điều cần biết về việc bổ sung thừa sắt và tác động của nó đối với sức khỏe:
- Hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, khó thở, đau đầu,.. Ngoài ra, mẹ bầu nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, xơ gan, và các vấn đề tim mạch.
- Tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa: Bổ sung thừa sắt có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, và khó tiêu hóa. Điều này có thể làm mất cảm giác ăn ngon miệng và gây khó chịu.
- Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại khoáng chất khác: Sắt thừa có thể cản trở khả năng hấp thụ các khoáng chất khác như kẽm và đồng, gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Hướng dẫn cách bổ sung thuốc sắt cho bà bầu hợp lý
Việc bổ sung thuốc sắt cho bà bầu đúng cách là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện việc này một cách hợp lý:
Tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ
Trước khi bắt đầu bổ sung thuốc sắt, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ xác định liệu bạn có thiếu sắt hay không và đưa ra lời khuyên về liều lượng phù hợp.
Tuân theo hướng dẫn liều lượng
Việc thừa hay thiếu các dưỡng chất đều gây ra những hậu quả đối với sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là sắt. Do đó, mẹ bầu không nên tự ý tăng liều mà không có hướng dẫn của người có chuyên môn.
Chọn loại thuốc sắt cho bà bầu thích hợp
Có nhiều loại thuốc sắt khác nhau, bao gồm sắt sulfat, sắt gluconate, sắt IPC, sắt fumarate…. Trong đó, sắt (III) hữu cơ sẽ dễ hấp thu hơn sắt vô cơ và sắt (II) nên mẹ bầu cần có sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe và sự dung nạp.
Thời điểm uống sắt để hấp thụ tốt nhất
Sắt được hấp thu tốt nhất là lúc đói. Do đó, bạn có thể uống trước bữa ăn 1h hoặc sau ăn 1 đến 2 tiếng. Đối với sắt hóa trị 2, mẹ bầu có thể uống thêm nước cam giàu vitamin C để giúp chuyển sắt (II) thành sắt (III) để hỗ trợ hấp thu tốt hơn.
Tránh uống cùng với thực phẩm, thuốc gây giảm hấp thu
Không nên phối hợp sắt với thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin hay nhóm quinolon, hormone tuyến giáp, thuốc kháng acid.
Bổ sung thuốc sắt cho bà bầu đúng cách là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hãy luôn thảo luận với người có chuyên môn để đảm bảo bạn thực hiện việc này một cách an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: Canxi cho bà bầu
Trên đây là những thông tin về việc bổ sung thuốc sắt cho bà bầu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về việc bổ sung vi chất này khi mang thai.