Chăm sóc sức khỏe bà bầu 9 tháng thai kỳ như thế nào?

Ngày đăng: 29/05/2021
Mục lục [ Ẩn ]

“Chăm sóc sức khỏe bà bầu 9 tháng thai kỳ như thế nào?” là thắc mắc của không ít mẹ bầu, dù làm mẹ lần đầu hay đã sang “tập 2” “tập 3”. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho một thai kỳ trọn vẹn nhé!

Các mốc khám thai quan trọng 

Khám thai định kỳ là một trong số những điều quan trọng không thể thiếu trong giai đoạn mang thai. Việc khám thai thường xuyên giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những nguy cơ có thể xảy ra và đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Đặc biệt, mẹ không được bỏ qua 3 mốc khám thai quan trọng sau: 

- Khám thai tuần 11-12: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đo độ mờ da gáy - một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.

- Khám thai tuần 21-24: Đây là thời điểm giúp bác sĩ chẩn đoán các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng,...

- Khám thai tuần 30-32: Giúp phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở thai nhi như: giãn não thất, tắc ruột, nhiễm trùng bào thai, bất thường tim thai,...Ở lần khám thai này, bác sĩ cũng sẽ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ.

Khám thai định kỳ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi
Khám thai định kỳ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi

Ngoài các mốc khám thai quan trọng trên, mẹ cũng cần đi khám ngay nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường như: ra huyết, đau bụng,...

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu

Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ cần chú ý bổ sung các nhóm dưỡng chất sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:

- Tinh bột: Có vai trò cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động của các cơ quan. Một số thực phẩm tốt cho mẹ là ngũ cốc, gạo, bánh mì,...

- Chất đạm và chất béo: Tham gia vào quá trình tạo máu, hình thành nhau thai, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, ngũ cốc,...

- Rau xanh, trái cây: Một số loại rau xanh như rau chân vịt, cải bó xôi, súp lơ xanh,... chứa nhiều acid folic giúp hạn chế dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho mẹ.

- Nhóm thực phẩm có hàm lượng sắt, canxi, acid folic,...cao: Thịt đỏ, sản phẩm từ sữa ít béo,...

Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu
Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu

Nâng cao sức khỏe bà bầu giúp phòng tránh bệnh lý thường gặp

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ kém hơn bình thường và dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại virus. Mắc bệnh trong thời kỳ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho bé nếu không điều trị hợp lý. Chính vì vậy, mẹ cần nâng cao sức khỏe của bản thân để phòng tránh các bệnh lý thường gặp. Dưới đây là một số lời khuyên cho mẹ tham khảo: 

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng: Giúp mẹ nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

- Giảm thiểu tối đa các áp lực: Trong thời kỳ mang thai, tâm trạng mẹ bầu thường rất nhạy cảm và gặp phải nhiều áp lực tinh thần, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Vì vậy, mẹ bầu cần có kế hoạch phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý, giảm thiểu tối đa nguy cơ khiến bản thân bị áp lực.

- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ, bơi lội, yoga: Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, trở nên dẻo dai, thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ,...

Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ tăng sức đề kháng
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ tăng sức đề kháng

- Duy trì không khí thông thoáng, trong lành cho nơi ở: Các tác nhân như khói bụi, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus,... trong môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh phổ biến như cảm cúm, nhiễm trùng hô hấp,... và có thể dẫn đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Do đó, việc duy trì không khí thông thoáng cho nơi ở là vô cùng cần thiết.

- Tiêm phòng vacxin trước khi mang thai.

Thuốc bổ cho mẹ bầu

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể chưa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bà mẹ và thai nhi. Do đó, ngoài các nhóm dưỡng chất được liệt kê ở trên, mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để bé phát triển toàn diện, cụ thể: 

- Vitamin A, B, C, D, E, K…: Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện. 

-  Canxi: Tham gia vào quá trình hình thành bộ xương và răng cho bé.

-  Sắt: Có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, vận chuyển oxy.

-  Omega 3: Hỗ trợ sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.

-  Acid folic:  Có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ.

Mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai
Mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai

Tiêm phòng cho mẹ bầu

Tiêm phòng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc nhiều bệnh. Bởi khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ hoạt động kém hơn bình thường, vì thế mà nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng lên. Một số bệnh chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, một số khác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé trong bụng. Chính vì vậy, tất cả phụ nữ có ý định mang thai nên tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng để ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như: rubella, thủy đậu, viêm gan B, viêm màng não, cảm cúm, uốn ván,...

Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe bà bầu và thai nhi
Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe bà bầu và thai nhi

Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết đã giúp bạn trả lời được thắc mắc “Chăm sóc sức khỏe bà bầu 9 tháng thai kỳ như thế nào?”. Chúc bạn có một thai kỳ như ý!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng