Mẹ đã biết sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi?

Ngày đăng: 29/07/2022

 

Việc nhìn con yêu lớn dần theo từng ngày là điều tuyệt vời nhất đối với mỗi người mẹ. Mẹ bầu hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi, để từ đó có cách chăm sóc phù hợp nhất cho mình và bé yêu nhé!

Sự thay đổi của tử cung người mẹ trong quá trình mang thai

Khi mang thai, tử cung chính là nơi để trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển. Vì vậy, tử cung cũng phát triển theo để thích nghi với sự phát triển của bào thai.

Tháng thứ nhất

Hình dạng của tử cung không có sự thay đổi đáng kể, được ví như một quả quýt lớn.

Tháng thứ 2

Tử cung đã to lên bằng một quả cam.

Tháng thứ 3

Sự thay đổi của tử cung người mẹ trong quá trình mang thai
Sự thay đổi của tử cung người mẹ trong quá trình mang thai

Tử cung lúc này có dạng giống hình cầu. Với sự thay đổi về chiều dài tử cung khi mang thai, mẹ bầu có thể nhìn thấy tử cung hiện rõ ở phía trên vùng mu. 

Tháng thứ 4

Sự thay đổi đã thấy khá rõ, chiều cao của tử cung đã đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn.

Tháng thứ 5 - 6

Tử cung đã cao tới rốn.

Tháng thứ 7

Tử cung cao vượt trên rốn từ 4 đến 5 cm và ngày càng cao lên trong khoang bụng.

Tháng thứ 8

Tử cung lúc này đã cao đến giữa chỏm xương ức và rốn.

Tử cung lúc chuẩn bị sinh

Đây là lúc chiều dài tử cung đạt kích thước lớn nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể có cảm giác tử cung bắt đầu đi xuống lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở. Khi sức ép từ bụng giảm xuống thì việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn. Đó là dấu hiệu thai nhi đang sa xuống và việc sinh đẻ đến gần.

Sự phát triển của thai nhi theo tuần

Sự phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi

Quá trình chín tháng mười ngày là một hành trình vất vả nhưng lại rất tuyệt vời đối với mỗi mẹ bầu. Dưới đây là sự phát triển của thai nhi qua các tuần tuổi:

Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4

Vào khoảng 2 tuần đầu tiên, khi quá trình thụ thai đã thành công, trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ tạo ra 1 hợp tử bé xíu và bắt đầu làm tổ ở buồng trứng, sau đó phát triển thành phôi thai. Hai tuần tiếp theo sau đó, phôi thai phát triển một cách mãnh liệt nhất, tim và hệ tuần hoàn cũng bắt đầu được hình thành và dần phát triển, phổi, dạ dày, gan chỉ mới xuất hiện.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 5

Thai nhi bắt đầu hình thành miệng, mũi, tai. Nhịp tim cũng được hình thành vào tuần này.

Tuần 6 thai nhi phát triển như nào

Thai nhi đã hình thành tay, chân, kích thước của thai nhi tăng gấp đôi so với tuần thai thứ 5.

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần: Tuần 7

Đuôi của thai nhi biến mất, xuất hiện rõ các ngón chân, ngón tay. Các tế bào thần kinh được phân nhánh, kết nối với nhau để tạo thành hệ thần kinh sơ khai. Thai nhi lúc này có kích thước tương đương quả mâm xôi.

Tuần 8

Lúc này, thai nhi đã phát triển tương đối đầy đủ, kích thước khoảng 2,5cm và nặng vài gram. Cơ quan sinh dục cũng bắt đầu được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa thể phân biệt được giới tính của thai nhi.

 Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 9

Thai nhi có kích thước như một trái oliu, nặng đến 7g và cũng từ tuần này, các cơ quan của bé sẽ phát triển nhanh chóng.

Tuần 10 thai nhi phát triển như nào?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 10
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 10

Thai nhi có chiều dài khoảng 4cm, các bộ phận đã phát triển đầy đủ và xương đã bắt đầu cứng lại.

Tuần 11

Bé có chiều dài khoảng 5cm nếu đo từ đỉnh đầu tới chóp mông, nặng khoảng 15g, tương đương với một trái chanh.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12

Bé dài khoảng 7,6 cm, nặng gần 28g, đã hình thành vân tay và xuất hiện các tĩnh mạch, có thể nhìn thấy cơ quan nội tạng qua làn da bé.

Tuần 13

Bé lúc này dài khoảng 9cm và nặng khoảng 43g, biết thực hiện các động tác như chau mày, nheo mắt, mút tay,…

Tuần 14

Ở tuần này, bé dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70g. Thông qua siêu âm, lúc này mẹ đã có thể biết được giới tính của thai nhi.

Tuần 15

Lúc này, bé có kích thước tương đương một quả cam, chiều dài từ 11,5 cm, nặng khoảng 100gr, tim bé hoạt động mạnh.

Tuần 16

Bé nặng khoảng 140g và dài khoảng 13cm, bé có thể xoay chuyển các khớp, tuyến mồ hôi của bé cũng đã phát triển ở thời điểm này.

Tuần 17

Bé dài khoảng 14cm, kích thước tương đương với một củ hành tây. Bé liên tục co duỗi chân tay, mẹ cũng có thể đã bắt đầu cảm nhận thấy các cử động của bé ở tuần này.

Tuần 18

Giác quan của bé phát triển mạnh, đã nghe được giọng nói của mẹ, chiều dài của bé khoảng 15cm, nặng khoảng 240g.

Tuần 19

Tuần này, hệ thống tiêu hóa của bé bắt đầu phát triển mạnh, bé nuốt nhiều nước ối hơn và bắt đầu thải phân su. Cân nặng của bé lúc này khoảng 300g và chiều dài khoảng 25,5cm.

Tuần 20

Bé lúc này nặng khoảng 340g, chiều dài khoảng 27cm và đã có các chuyển động rõ ràng hơn.

Tuần 21

Bé có kích thước khoảng 28cm và nặng gần 450g. Môi, lông mày, mí mắt,… trên khuôn mặt bé đã hình thành rõ ràng.

Tuần 22

Bé dài khoảng hơn 28cm và nặng khoảng 450g. Tuần này, mẹ sẽ cảm nhận được rõ hơn các chuyển động của bé, và bé cũng nhạy cảm hơn với âm thanh ngoài bụng mẹ.

Tuần 23

Bé lúc này có chiều dài đạt khoảng 30cm và cân nặng khoảng 600g. Cơ thể bé đầy đặn hơn, não và vị giác của bé cũng phát triển ở tuần này.

Tuần 24

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần
Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần

Bé dài khoảng 34cm, nặng khoảng 680g, làn da của bé căng hơn, một số bé đã bắt đầu mọc tóc.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 25

Bé nặng khoảng 750g, dài khoảng 35cm. Lúc này, hệ thống giác quan của bé hoạt động tốt, nhạy cảm hơn, bắt đầu thực hiện một số bài tập hít thở và có thể nuốt một lượng nhỏ nước ối của mẹ.

Tuần 26

Lúc này bé nặng khoảng 900g và dài hơn 36cm. Não của bé hoạt động tích cực, biết nhắm mở mắt và mút ngón tay.

Tuần 27

Bé đã cảm nhận thấy ánh sáng mờ qua thành tử cung do thị lực phát triển. Bé phát triển nhanh, cân nặng khoảng 1kg và dài khoảng 37cm.

Tuần 28

Trọng lượng cơ thể bé lúc này khoảng 1.1 kg, dài khoảng 38 cm. Cơ thể bé tuần này đang phát triển rất nhanh, cần bổ sung nhiều canxi và các chất dinh dưỡng nhiều hơn.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 29

Thời điểm này mắt bé có thể phản ứng lại với ánh sáng, tuy nhiên phản ứng này còn yếu. Trọng lượng trung bình của bé khoảng 1,4kg và dài hơn 40cm.

Tuần 30

Bé nặng khoảng 1.4 kg và dài hơn 40.6 cm. Lúc này ở ngực mẹ đã có thể thấy xuất hiện sữa non.

Tuần 31

Bé nặng khoảng 1,7kg và dài khoảng 42,5cm, bắt đầu xuất hiện móng tay, móng chân và lông tơ.

Tuần 32

Bé nặng khoảng 1.8 kg, dài hơn 43cm, da của bé không còn bị nhăn, khung xương cũng đã trở nên cứng cáp.

Tuần 33

Lúc này bé nặng khoảng 2,15kg, dài gần 46cm, da căng mịn do lớp mỡ dưới da của bé bắt đầu dày lên.

Tuần 34

Hầu hết các bộ phận của cơ thể bé đã hoàn thiện, và chủ yếu phát triển về cân nặng và chiều cao. Lúc này bé dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2.4 kg.

Tuần 35

Bé nặng khoảng 2,7kg và dài khoảng 47cm. Lớp lông tơ trên da bắt đầu rụng và lúc này bé có xu hướng chúc đầu xuống dưới.

Tuần 36

Bé nặng khoảng 2,8 kg và dài khoảng hơn 48cm. Mẹ đã cảm thấy xuất hiện các cơn co thắt ở tử cung.

Tuần 37

Kích thước của bé lúc này khoảng 50cm và nặng khoảng 3kg, các cơ quan trong cơ thể của bé đã hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống ở ngoài bụng mẹ.

Thai nhi tuần 37
Thai nhi tuần 37

Tuần thứ 38

Bé lúc này dài hơn 50cm và nặng khoảng 3.2 kg, lớp da cũng liên tục làm dày lên để giúp bé kiểm soát thân nhiệt sau sinh.

Tuần 39

Bé lúc này nặng khoảng 3,2 đến 3,4kg, dài khoảng 50cm. Lúc này, xương sọ của bé chưa khít lại được, có thể chồng lên nhau một chút để giúp bé dễ dàng chui lọt qua vùng khung xương chậu khi sinh thường.

Tuần 40

Bé lúc này có thể nặng tới 3,6kg và dài hơn 50cm. Cổ tử cung của mẹ cũng trở nên mềm hơn để sẵn sàng cho việc đón bé ra đời.

Mang thai là thiên chức vô cùng hạnh phúc và thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, mẹ bầu có thể nắm rõ sự phát triển của thai nhi theo tuần để có chế độ ăn uống nghỉ ngơi thích hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và sự phát triển của con yêu một cách tốt nhất.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng