DHA, EPA là chất gì? Phân biệt DHA và EPA

Ngày đăng: 18/08/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Nhiều người đã từng nghe về DHA, EPA với vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu về chúng. Vậy thực chất EPA, DHA là gì? Làm sao để phân biệt DHA và EPA?

DHA EPA là gì?

DHA, EPA đều là các acid béo phổ biến của nhóm omega 3. Đây là nhóm acid béo không no nhiều liên kết đôi. Các acid béo trong omega 3 có từ 18 đến 22 nguyên tử cacbon, liên kết đôi đầu tiên ở cacbon số 3, phổ biến nhất là ALA (Alpha lipoic acid),  EPA (Eicosapentaenoic acid), DHA(Docosahexaenoic acid).

DHA và EPA đều thuộc nhóm Omega 3
DHA và EPA đều thuộc nhóm Omega 3

Omega 3 có tác dụng hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch và tăng cường trí nhớ. Cơ thể con người không tự tổng hợp được omega 3 mà phải cung cấp từ bên ngoài . Vì vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và sử dụng các thực phẩm bổ sung omega 3 là rất cần thiết.

Phân biệt DHA và EPA 

Cùng là các acid béo không no thuộc nhóm omega 3 và có tác dụng quan trọng với cơ thể con người. Nhưng EPA và DHA cũng có những điểm khác nhau

 

EPA

(Eicosapentaenoic acid)

DHA

(Docosahexaenoic acid) 

Đặc điểm công thức

 

CTCT : C 20 H 30 O 2

 

20 nguyên tử cacbon và 5 liên kết đôi

 

CTCT: C 22 H 32 O 2

 

22 nguyên tử cacbon và 6 liên kết đôi

Vị trí chủ yếu trong cơ thể

Màng tế bào, Mô mỡ, lớp biểu bì

Tế bào não, màng tế bào thần kinh và tới 93% tế bào võng mạc

Tác dụng dược lý

Chuyển hóa thành eicosanoid, leukotriene B5 (LTB5) và thromboxane A3 (TXA 3) tham gia các phản ứng miễn dịch và viêm.

Có tác dụng chống viêm, chống huyết khối và điều hòa miễn dịch.

  • Thúc đẩy apoptosis, giúp phân biệt tế bào thần kinh và hoạt động kênh ion.

  • Chuyển đổi thành các dẫn xuất 17-hydroperoxy-DHA Các dẫn xuất này được tiếp tục chuyển đổi thành các phân giải và bảo vệ dòng D với khả năng chống viêm mạnh và tác dụng bảo vệ thần kinh mạnh. 

  • Chuyển hóa thành (EDPs) và các chất đồng phân làm trung gian hoạt động chống khối u bằng cách ức chế sự hình thành mạch, tăng trưởng khối u và di căn.

Có thể tìm thấy EPA, DHA ở đâu?

Khác với ALA thường được tìm thấy trong dầu thực vật thì DHA và EPA có nhiều trong dầu của các loại sinh vật biển. Đó là cá hồi, cá thu, cá ngừ…

Tuy nhiên, các nguồn hải sản thường chứa lượng dư kim loại nặng nên nhất là phụ nữ có thai thường hạn chế ăn hải sản. Theo khuyến cáo phụ nữ có thai có thể ăn 400 gram hải sản mỗi tuần.

Hải sản chứa nhiều DHA EPA nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng
Hải sản chứa nhiều DHA EPA nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng

Sữa động vật và lòng đỏ trứng cũng cung cấp EPA và DHA. Với nhiều người dị ứng hải sản thì đây là nguồn thực phẩm bổ sung EPA và DHA hiệu quả.

Theo lý thuyết, EPA và DHA có thể được chuyển hóa từ ALA bổ sung từ thực vật. Nhưng quá trình chuyển hóa này rất ít và không đáng kể, đồng thời còn tiêu thụ nhiều calo từ chất béo.

Một nguồn bổ sung EPA và DHA hiệu quả hiện nay đến từ cá thực phẩm chức năng trên thị trường. Ưu điểm là tiện lợi, dễ dàng sử dụng, đáp ứng đủ lượng EPA và DHA cần thiết cho cơ thể.

EPA có tác dụng gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra được tác dụng chống viêm, chống huyết khối và điều hòa miễn dịch ở EPA. Hiện nay EPA được sử dụng như một chế phẩm chống viêm, giảm tình trạng xơ vữa động mạch và phòng ngừa tạo cục máu đông ở bệnh nhân suy tim.

EPA có tác dụng với phụ nữ có thai

Cung cấp đủ DHA và EPA tỉ lệ 4/1 giúp tăng cường sức khỏe sinh sản, ngăn ngừa các chứng tiền sản giật, trầm cảm sau sinh và các trường hợp suy giảm miễn dịch.

Tác dụng của thai nhi và trẻ nhỏ

Thai nhi và trẻ nhỏ nhận EPA từ sữa mẹ, bởi lúc đó hệ tiêu hoá chưa có khả năng phân giải và hấp thụ EPA, DHA. 

EPA giúp tăng lượng máu tới thai, cải thiện cân nặng thai nhi.

Tác dụng của EPA làm tăng cân nặng của thai nhi
Tác dụng của EPA làm tăng cân nặng của thai nhi

Bổ sung đủ omega 3 từ khi còn trong bụng mẹ giúp phát triển trí tuệ và não bộ. Từ 6 tuổi trở đi, khối lượng não bộ của trẻ không tăng nữa nên việc bổ sung omega 3 lúc này là rất cần thiết.

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ mắc các chứng bệnh thông thường như sốt, nghẹt mũi. Việc bổ sung đủ omega 3 giúp tăng cường miễn dịch ở trẻ, đảm bảo cho trẻ một sức khỏe tốt. 

Với trẻ trên 6 tuổi cho đến trưởng thành

Đây là khoảng thời gian học tập và lao động. Bổ sung EPA giúp phát triển thị giác, tăng cường sức khỏe để học tập và lao động.

EPA với người già

Cung cấp EPA cải thiện các tình trạng về trí tuệ như hay quên, khó tập trung.

Kết hợp DHA và EPA mang lại lợi ích gì?

DHA được tìm thấy trong não bộ, võng mạc, tim mạch. Cùng với EPA, tham gia dẫn truyền thần kinh, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

  • Một nghiên cứu đăng trên Oxidative Medicine and Cellular Longevity ngày 14/11/2018 cho thấy kết hợp DHA và EPA với tỉ lệ 4/1 giúp đảo ngược tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu trên chuột.

  • Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí hóa sinh dinh dưỡng " The Journal of Nutrutional Biochemistry" tháng 6/2016 đã chứng minh bổ sung DHA, EPA tỷ lệ 4:1 giúp giảm tình trạng xơ vữa động mạch.

DHA được tìm thấy trong não bộ, võng mạc, tim mạch. Cùng với EPA, tham gia dẫn truyền thần kinh, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Tỷ lệ của DHA và EPA xấp xỉ 4/1 được coi là tỉ lệ vàng bởi đây chính là tỉ lệ có trong sữa mẹ.

Việc bổ sung DHA/ EPA giúp phát huy tối đa tác dụng trên hệ thần kinh, thị giác và tim mạch. Giup cải thiện thị lực, phòng chống huyết khối, tăng cường miễn dịch và chống các bệnh phụ nữ có thai gặp như sản giật, sinh non.

Mong rằng bài viết trên đây cung cấp cho các bạn kiến thức cần thiết để hiểu thêm về EPA DHA cũng như về omega 3.

Xếp hạng: 4.4 (8 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng