DHA bầu có thực sự cần phải bổ sung?

Ngày đăng: 17/08/2020
Mục lục [ Ẩn ]

DHA rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với mẹ bầu nhu cầu cần DHA nhiều hơn gấp đôi so với bình thường. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ về DHA bầu nên đôi khi chủ quan không bổ sung hoặc bổ sung không đủ. Vậy DHA bầu có thực sự cần phải bổ sung? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó, mời các mẹ cùng tìm hiểu! 

DHA bầu là gì?

DHA là tên viết tắt của axit docosahexaenoic, một loại acid béo không no thuộc nhóm Omega 3. Cấu trúc của DHA là 1 chuỗi carbon dài gồm 22 carbon, trong đó có 6 liên kết đôi. DHA bầu là loại DHA chuyên biệt dành riêng cho phụ nữ cho thai để bổ sung trước khi mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

DHA thuộc nhóm axit béo omega 3
DHA thuộc nhóm axit béo omega 3

Lợi ích của DHA cho mẹ bầu

DHA có vai trò rất quan trọng với mẹ bầu, nó cần thiết cho hoạt động các tế bào của cơ thể. Từ đó hỗ trợ mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Lợi ích cụ thể của DHA đem lại cho mẹ bầu là:

  • Giảm nguy cơ bong nhau thai, suy nhau thai: Nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA kích thích hình thành mạch máu ở tế bào nhau thai, tăng hoạt động của yếu tố tạo mạch, từ đó giúp nhau thai khỏe mạnh, phát triển tốt.

  • Giảm nguy cơ tiền sản giật: bổ sung DHA giúp ức chế giải phóng chất hòa tan như tyrosine kinase, tăng cường số lượng và chức năng của  yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, từ đó giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ.

  • DHA giúp giảm nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm: theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu gây sinh non và vỡ ối sớm là do viêm. Khi mẹ bị stress hay bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể, sẽ hoạt hóa các chất trung gian hóa học là cytokine và prostaglandin gây viêm. DHA giúp điều chỉnh nồng độ của các chất gây viêm, hỗ trợ cơ thể mẹ chống lại hậu quả của quá trình viêm, từ đó giảm nguy cơ vỡ ối sớm và sinh non.

  • Hỗ trợ thai nhi phát triển tốt não bộ, hệ thần kinh và thị giác: thành phần chủ yếu của não bộ và thị giác thai nhi là DHA, nó giúp phát triển và tăng kích thước não bộ, hoàn thiện các tế bào não, nơ-rol của hệ thần kinh. Hoàn thiện giác mạc, duy trì chức năng nhìn của mắt thai nhi được bình thường sau khi sinh.  

Có cần phải bổ sung DHA bầu?

Từ các lợi ích trên, nếu mẹ bầu không bổ sung DHA đầy đủ trong thai kỳ, hậu quả sẽ là:

  • Tăng nguy cơ sảy thai: khi thiếu DHA yếu tố tạo mạch máu nuôi nhau thai bị rối loạn hoạt động, dẫn đến bong nhau thai, sảy thai.

  • Dễ gặp biến chứng tiền sản giật: yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu không được điều hòa do thiếu DHA, thêm nữa các chất hòa tan được giải phóng mạnh, từ đó làm tăng tỉ lệ biến chứng tiền sản giật ở mẹ.

Bổ sung DHA cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng
Bổ sung DHA cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng
  • Mẹ dễ bị sinh non, con sinh ra nhẹ cân: bởi thiếu DHA sẽ không có chất điều chỉnh yếu tố gây viêm, khi thai nhi chưa đủ tháng đã ra đời sẽ bị đứt quá trình phát triển cơ thể, dẫn đến con không đủ cân nặng theo tiêu chuẩn.

  • Não bộ và thị lực thai nhi phát triển kém: DHA là thành phần quan trọng để tổng hợp màng phospholipid của tế bào não và võng mạc. Khi thiếu DHA, tế bào não và võng mạc chậm hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Khi sinh ra, khả năng tiếp thu, học hỏi kém, dễ mắc các bệnh về mắt.

Thiếu DHA không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ khi mang thai mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác DHA là loại acid béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vậy nên việc bổ sung DHA trong thai kỳ là rất cần thiết.

Bà bầu uống DHA tháng thứ mấy?

Bản chất của DHA là một acid béo mà cơ thể không tự tổng hợp được. Mà nhu cầu DHA tăng lên khi ống thần kinh thai nhi phát triển. Quá trình đóng ống thần kinh của thai nhi bắt đầu từ lúc thụ thai đến khi kết thúc vào ngày thứ 28 của thai kỳ. 

Lượng DHA cũng được huy động nhiều nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ và 2 năm đầu đời. Nó vẫn tiếp tục tích lũy trong suốt quá trình phát triển của trẻ để hoàn chỉnh cấu tạo cũng như chức năng của não bộ, tế bào thần kinh và thị giác.

Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung DHA ngay khi có dự định mang thai, tốt nhất là 3 tháng trước khi có thai. Và bổ sung liên tục đến khi con cai sữa để đảm bảo con được cung cấp đủ DHA để phát triển.

Nguồn bổ sung DHA bầu

Các nguồn bổ sung DHA cho bà bầu bao gồm từ thực vật và động vật. Tuy nhiên dù bổ sung theo nguồn nào cũng đều có ưu nhược điểm riêng.

Bổ sung DHA cho bà bầu từ thực vật

Một số nguồn thực vật chứa DHA là

  • Tảo biển là nguồn chứa DHA dồi dào đứng đầu danh sách trong các loại thực vật chứa DHA.

  • Rau xanh: Súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong... đều là loại chứa nhiều DHA và còn cả chất xơ, vitamin rất tốt cho các đối tượng cần nhiều DHA và chất dinh dưỡng khác.

Tảo là nguồn bổ sung DHA thực vật
Tảo là nguồn bổ sung DHA thực vật
  • Một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng... đều là nguồn chứa DHA với hàm lượng lớn, thêm nữa các loại hạt này còn chứa vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ bầu

Ưu điểm của nguồn bổ sung DHA từ thực vật:

  • Mẹ có thể bổ sung mỗi ngày các loại rau, củ, hạt trên mà không sợ bị nhiễm độc hay quá liều. 

  • Ngoài DHA, thực vật còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất đặc biệt lượng chất xơ lớn, rất tốt cho các mẹ ốm nghén, ăn ít rau dẫn đến táo bón.

  • Sản phẩm DHA sau khi chiết xuất không có mùi vị, dễ sử dụng.

  • DHA từ thực vật, đặc biệt từ tảo biển có độ tinh khiết cao. Không tiêu tốn tài nguyên môi trường.

Nhược điểm:

  • Chi phí chiết xuất DHA rất cao.

Bổ sung DHA cho mẹ bầu từ động vật

Các loại động vật chứa DHA dồi dào có thể kể đến là:

  • Các loại cá như cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ…những loại cá biển rất tốt, hàm lượng DHA cao, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn 300g/tuần để ngăn ngừa nhiễm độc thủy ngân.

  • Ngoài cá biển ra, các loại hải sản khác như tôm, cua… cũng rất giàu DHA và cả canxi rất phù hợp với trẻ nhỏ, mẹ bầu và mẹ đang cho con bú.

  • Các sản phẩm DHA chiết xuất từ dầu cá.

Nguồn DHA bầu từ dầu cá dễ hấp thu hơn
Nguồn DHA bầu từ dầu cá dễ hấp thu hơn

Ưu điểm:

  • Chi phí sản xuất, sản phẩm rẻ hơn.

  • Hàm lượng DHA, EPA tử động vật cao hơn thực vật.

  • Hấp thu DHA từ động vật tốt hơn thực vật.

Nhược điểm:

  • Mẹ bầu chỉ nên bổ sung cá biển hoặc các loại hải sản khác 2- 3 lần/tuần cũng như các sản phẩm DHA từ dầu cá đảm bảo độ tinh khiết với chỉ số oxy hóa Totox dưới 16 tránh nguy cơ nhiễm độc chì, thủy ngân.

  • Có mùi tanh đặc trưng của cá, khó sử dụng hơn.

Trên đây là các thông tin chi tiết về DHA bầu, hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích về DHA cho các mẹ. Hãy bổ sung DHA mỗi ngày để thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé!

dha bầu
Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng