Phát hiện dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nguy hiểm

Ngày đăng: 30/10/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa khả năng sinh sản và tính mạng của phụ nữ. Nhận biết được các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để thăm khám kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung được định nghĩa là sự làm tổ của trứng đã thụ tinh bên ngoài khoang tử cung. Trong một thai kỳ bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung, nơi thai phát triển. Tuy nhiên, trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp mang thai, phôi thai làm tổ ở các vị trí ngoài tử cung dẫn đến mang thai ngoài tử cung.

Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung (97%) làm tổ trong ống dẫn trứng; 3% khác mang thai ngoài tử cung làm tổ trong cổ tử cung, buồng trứng, ổ phúc mạc, hoặc trong các vết sẹo ở tử cung.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai

Các vị trí thai có thể làm tổ ngoài tử cung
Các vị trí thai có thể làm tổ ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung nếu không được chẩn đoán kịp thời cũng như thăm khám chậm trễ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng:

  • Chảy máu bên trong : Người phụ nữ mang thai ngoài tử cung và không được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời sẽ dễ bị chảy máu trong nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến sốc giảm thể tích và trong trường hợp xấu nhất - có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của phụ nữ.

  • Tổn thương ống dẫn trứng : Việc điều trị chậm trễ cũng có thể dẫn đến tổn thương ống dẫn trứng, làm tăng đáng kể nguy cơ mang thai ngoài tử cung trong tương lai.

  • Trầm cảm : Điều này có thể là kết quả của việc đau buồn vì mất thai và lo lắng về những lần mang thai sau này.

  • Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung thứ phát.

Do vậy, việc nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm. Phần nào giúp hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn và bảo vệ an toàn cho tính mạng, sức khỏe sinh sản sau này cho mẹ bầu.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?

Trễ kinh, đau bụng, và chảy máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng thai ngoài tử cung.

  • Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này. Và ngay khi phát hiện trễ kinh, mẹ bầu nên theo dõi các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bên dưới. 

  • Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì? Chảy máu âm đạo xuất hiện muộn do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Lượng máu thường ít, có màu đen sậm và kéo dài. Nhiều khi, chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kỳ), làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh, và đến bệnh viện để điều trị các bệnh này. 

Đau bụng là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung
Đau bụng là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung
  • Đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung ở mẹ bầu. Thông thường do tình trạng căng dãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Cơn đau có thể tạm thời giảm khi dùng thuốc giảm đau, nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng. Đặc biệt, khi có tình trạng vỡ vòi trứng, người bệnh sẽ đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người. Tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được, có thể dẫn đến tử vong

Yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung khá tương đồng với dấu hiệu mang thai. Do vậy, nhiều mẹ bầu khá chủ quan, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh các dấu hiệu cảnh báo, phụ nữ mang thai xem ngay một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung như sau:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là tình trạng nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng và các cấu trúc vùng chậu lân cận. Bệnh có thể do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

  • Tiền sử mang thai ngoài tử cung: Nguy cơ sẽ tăng lên nếu trước đó mẹ đã từng bị mang thai ngoài tử cung. Tỷ lệ trung bình mang thai ngoài tử cung lặp lại sau một lần chửa ngoài tử cung là 12%.

  • Tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó

  • Lạc nội mạc tử cung- Lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật ống dẫn trứng và phẫu thuật vùng chậu dẫn đến kết dính vùng chậu và ống dẫn trứng và chức năng ống dẫn trứng bất thường.

  • Điều trị vô sinh và hiếm muộn

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ bao gồm:

  • Hút thuốc lá - Hút thuốc lá được biết là ảnh hưởng đến hoạt động của mật trong ống dẫn trứng.

  • Tiếp xúc với thuốc diethylstilbestrol (DES) trong thời kỳ mẹ mang thai: (DES) có liên quan đến dị tật tử cung.

  • Tuổi: nguy cơ cao nhất đối với phụ nữ mang thai từ 35 đến 40 tuổi

Làm sao để phòng ngừa thai ngoài tử cung

 Để phòng ngừa thai ngoài tử cung, phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai; sử dụng các biện pháp phòng tránh thai; giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú.

Khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung cần đi khám sớm nhất có thể
Khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung cần đi khám sớm nhất có thể

Khi có viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Sản phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.

Việc phát hiện sớm khi mang thai ngoài tử cung sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong. Đồng thời, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Bình chọn

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng