Chuột rút khi mang thai: Phòng ngừa và cách khắc phục

Ngày đăng: 01/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Rất nhiều mẹ bầu bị khó chịu, thậm chí là khổ sở vì tình trạng bị chuột rút khi mang thai. Đây là hiện tượng không hề hiếm gặp chút nào, và nó xảy ra đối với hầu hết phụ nữ mang thai. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút

Sau đây là các nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai phổ biến nhất:

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu tăng cao để cung cấp cho quá trình phát triển nhanh chóng của bộ xương thai nhi. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ canxi thì sẽ khiến não bộ đưa canxi từ xương của mẹ để cung cấp cho thai nhi, vì thế mẹ bầu bị giảm mật độ xương, xốp xương làm khả năng nâng đỡ cho cơ thể suy giảm, các khối cơ bị tăng áp lực nên sẽ gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút
Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút

Cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, cồng kềnh, tạo ra nhiều áp lực cho cơ bắp dưới chân, từ đó gây ra tình trạng bị chuột rút.

Kích thước tử cung ngày một tăng khiến áp lực đối với các mạch máu chính tăng lên. Tuần hoàn máu từ chân đến tim cũng như các dây thần kinh từ tủy sống đến chân đều bị ảnh hưởng khiến mẹ bầu bị chuột rút ở chân. Ngoài ra, các tĩnh mạch vận chuyển máu đến tử cung cũng bị chèn ép khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nặng nề.

Ốm nghén khiến mẹ bầu bị nôn ói, kém thu nạp dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu các dưỡng chất và vitamin, dẫn đến tình trạng bị rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó mẹ bị chuột rút.

Thiếu các chất điện giải như kali, natri, magie,… trong thực đơn hàng ngày cũng là một trong các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai.

Cơ thể vận động mạnh, di chuyển quá nhiều, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài hoặc đột ngột thay đổi tư thế cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút.

Dấu hiệu chuột rút trong thai kỳ

Dưới đây là các dấu hiệu chuột rút trong thai kỳ mà bà bầu cần nắm được:

- Chuột rút thường xuất hiện khi mẹ bầu vừa bắt đầu giấc ngủ.

- Chuột rút ở phụ nữ có thai thường xuất hiện và gây khó chịu từ tháng thứ 3 của thai kỳ, và những cơn đau do chuột rút sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi mà thai nhi ngày càng lớn dần. Tình trạng chuột rút thường xảy ra cả ban ngày nhưng sẽ nặng hơn vào ban đêm.

Dấu hiệu chuột rút trong thai kỳ
Dấu hiệu chuột rút trong thai kỳ

- Chuột rút chân khi mang thai thường gặp ở các vị trí như bắp chân, đùi, bàn chân. Ngoài ra, tình trạng chuột rút còn có thể xảy ra ở tay, thân mình. Riêng đối với trường hợp bị chuột rút ở cơ bụng thì cần đặc biệt chú ý vì có thể gây sảy thai.

- Ngoài việc cảm nhận được các cơn đau khi bị chuột rút, mẹ cũng có thể dễ dàng thấy được một khối mô cứng bên dưới da vùng đang bị chuột rút.

- Trong trường hợp nếu mẹ bầu bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở vùng bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hay đau dữ dội ở phần bị đau thì phải nhanh chóng đưa đến các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Cách khắc phục khi bị chuột rút khi mang thai

Đối với trường hợp mẹ bầu bị chuột rút vùng bụng, mẹ có thể thử ngồi, nằm hay đổi tư thế để giảm bớt cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ có thể thử ngâm mình trong bể nước ấm, tập các bài thể dục dành cho mẹ bầu để các cơ được thư giãn hơn. Ngoài ra, mẹ còn có thể chườm nước ấm ngay chỗ đau và uống nhiều nước để hạn chế bị chuột rút.

Đối với trường hợp mẹ bầu bị chuột rút ở bắp chân, mẹ nên tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu, cố gắng co duỗi bắp chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Khi ăn tối hoặc xem tivi, mẹ cũng nên kết hợp xoay mắt cá chân và cử động các ngón chân để giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu. Ngoài ra, việc thường xuyên tập thể dục mỗi ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng chuột rút khi mang thai.

Phòng ngừa chuột rút

Rửa, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cùng với việc thực hiện một số động tác massage trong thời gian từ 10 đến 15 phút là cách cực kỳ hữu hiệu trong việc phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai. Khi đi ngủ mẹ bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.

Tập nhẹ nhàng các bài tập thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.

Phòng ngừa chuột rút
Phòng ngừa chuột rút

Mẹ bầu không nên đứng, ngồi quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi mẹ bầu nên xoa bóp mắt cá chân và các ngón chân để thư giãn.

Nên tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tắm nắng lúc sáng sớm, vì đây là hoạt động vừa giúp mẹ bầu bổ sung thêm vitamin D, vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Tránh để cơ thể quá mệt mỏi khi làm việc và sinh hoạt, nên nằm nghiêng về bên trái để cải thiện lưu thông máu đến và đi từ bàn chân.

Ăn nhiều thức ăn có chứa canxi như: cá, sữa, gà, trứng, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, vừng, rau cải, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ tốt hơn, việc này giúp cơ vận động trơn tru bình thường. Khi uống từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn, từ đó ngăn được chứng chuột rút khi mang thai cho mẹ bầu.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên thì mẹ bầu đã biết cách khắc phục tình trạng bị chuột rút khi mang thai. Nếu như tình trạng chuột rút trở nên nghiêm trọng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc đi lại thì mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng