Chuẩn bị mang thai nên làm gì, không nên làm gì?

Ngày đăng: 26/10/2020
Mục lục [ Ẩn ]

Mang thai là một thiên chức và nghĩa cử cao đẹp của người mẹ. Việc chào đón một thiên thần nhỏ chào đời là một không hề đơn giản. Vậy làm sao để có thể chuẩn bị tốt nhất, một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần thoải mái, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chuẩn bị mang thai nên làm gì?

Chuẩn bị cho việc mang thai không phải là dễ dàng. Nhiều người mẹ có những nỗi băn khoăn làm sao để chuẩn bị những gì tốt đẹp nhất dành cho con. Cùng tìm hiểu 7 việc mẹ bầu nên làm trước khi mang thai.

Theo dõi chu kỳ nguyệt

Các mẹ nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để tính được thời điểm rụng trứng. Bởi quan hệ vào những ngày rụng trứng giúp tăng cơ hội thụ thai hơn. 

Ngoài ra, mẹ nên ngưng các biện pháp tránh thai đang sử dụng, như uống thuốc tránh thai hằng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt vòng hay sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Luôn theo dõi chu kì kinh nguyệt để phát hiện có thai sau rụng trứng

Khám sức khỏe tiền hôn nhân

Việc khám sức khỏe trước khi mang thai ở cả vợ và chồng thực sự rất quan trọng. Không những tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới em bé nhằm tăng cơ hội có thai mà còn giúp cho em bé sinh ra được khỏe mạnh.

Bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ hơn về tiền sử bệnh của bạn, tiền sử gia đình nhằm loại trừ các bệnh lý ảnh hướng tới việc mang thai. Trong trường hợp bạn mắc một số bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn bác sĩ sẽ đề nghị bạn điều trị rồi mới mang thai. 

Đảm đầy ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý

Việc ăn uống thực sự rất quan trọng đối với phụ nữ chuẩn bị mang bầu. Mẹ nên tìm hiểu trước và lên kế hoạch cho chế độ ăn uống của mình được hợp lý, vừa đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng. Một số thực phẩm rất tốt mẹ đừng nên bỏ qua như rau xanh, hoa quả tươi, trứng và các loại thịt đỏ. 

Tiêm phòng trước khi mang thai

Một số bệnh có thể lây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, đặc biệt là một số bệnh có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho bé. Vì vậy, mẹ chú ý tiêm phòng một số mũi cơ bản sau: sởi, cúm, quai bị, rubella, thủy đậu.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Nên tiêm phòng trước khi có bầu

Bổ sung các loại vitamin 

Muốn con chào đời được khỏe mạnh, cao lớn, mẹ đừng quên bổ sung các chất cần thiết cho cả mẹ và bé ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

  • Acid folic: Ngăn ngừa khiếm khuyết ở não và tủy sống như dị tật ống thần kinh.

  • Sắt: Tham gia quá trình tạo máu và vận chuyển oxy tới các tế bào. Ngoài ra bổ sung sắt ngay từ khi chuẩn bị mang thai giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

  • Canxi: Nguyên liệu chính cấu tạo hình thành nên răng và xương của trẻ. Nếu mẹ không bổ sung sớm thì nguy cơ mẹ bị thiếu hụt canxi là rất lớn. 

  • Omega - 3: Cung cấp DHA/ EPA giúp trẻ thông minh vượt trội, cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho thai làm tổ.

Mẹ bầu bổ sung omega 3 từ thực phẩm

Bổ sung DHA sớm khi bắt đầu mang thai

Chuẩn bị tâm lý thoải mái

Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, phụ nữ chuẩn bị mang thai có tâm lý thoải mái sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao hơn so với phụ nữ thường xuyên bị stress. Vì vậy các mẹ nên cố gắng duy trì tâm lý thoải mái bằng cách tập thể dục, yoga, nghỉ ngơi điều độ.

Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian để đọc sách tìm hiểu về quá trình mang thai, sách nuôi dạy con cái. Đặc biệt với những người mẹ mang thai lần đầu, cùng chồng đăng ký tham gia các khóa học về chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị sẵn sàng về tài chính

Để con có thể được sinh ra và lớn lên trong điều kiện tốt nhất, bố mẹ nên chuẩn bị vững chắc về mặt tài chính. Các khoản chi phí cho việc khám thai định kỳ, chuẩn bị đồ sơ sinh và rất nhiều các chi phí khác để nuôi dạy con. Vậy nên bố mẹ hãy tiết kiệm 1 khoản chi tiền để dành cho việc mang thai và sinh con sau này. 

Những việc cần tránh khi chuẩn bị mang thai

Để sớm có “tin vui”, ngoài việc thực hiện các việc nên làm để tăng tỷ lệ thụ thai, giúp con được khỏe mạnh thì mẹ cũng đừng bỏ qua những điều không nên làm dưới đây nhé.

Hạn chế những tác nhân gây căng thẳng cho mẹ

Khi bạn bị stress, tín hiệu đến vùng dưới đồi, trung tâm của não điều chỉnh một số hormon kích hoạt buồng trứng phóng noãn. Do đó, khi căng thẳng thường xuyên và quá mức ngăn cản sự rụng trứng mỗi tháng của bạn.

Tránh hóa chất độc hại

Mẹ nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm bôi trực tiếp lên da và môi. 

Hạn chế sử dụng và tiếp xúc với những chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá, ma túy là những chất gây ảnh hưởng trực tiếp với quá trình thụ thai. Ngoài ra, nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc các bệnh bẩm sinh như quái thai, khuyết tật do các chất độc hại ảnh hưởng tới thần kinh và não bộ của trẻ. 

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ có thói quen sử dụng cà phê để tăng khả năng tập trung trong công việc. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ 200mg cà phê mỗi ngày khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn estrogen. Điều này gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, loạn rụng trứng. Vì vậy mẹ nên hạn chế sử dụng cà phê mỗi ngày.

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng cafe

Mang thai không nên uống chất kích thích

Mẹ cũng không nên tập trung bồi bổ quá nhiều

Việc ăn quá nhiều, bồi bổ không hợp lý sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Không những ảnh hưởng tới mẹ mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi. 

Tránh thức khuya

Thức khuya nhiều gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới sự rụng trứng, tỷ lệ thụ thai giảm. 

Hy vọng sau bài viết này, chị em có thêm những kiến thức mới để chuẩn bị cho quá trình mang thai thật tốt. Cũng để trả lời cho câu hỏi mà nhiều chị em cùng thắc mắc “Mang thai nên làm gì và không nên làm gì?”.

Điểm bán
Giỏ hàng