9 tháng mang thai bà bầu nên ăn gì để đầy đủ dưỡng chất cho con

Ngày đăng: 19/10/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Dinh dưỡng như thế nào trong suốt thai kỳ để con đủ dưỡng chất, mẹ vượt cạn thành công? Bà bầu nên ăn gì, nên kiêng gì… là những thắc mắc của những người sắp, đang mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ những vấn đề trên để có một thai kỳ khỏe mạnh, như ý nhé!

Bà bầu nên ăn gì để tốt nhất cho 9 tháng thai kỳ
Bà bầu nên ăn gì để tốt nhất cho 9 tháng thai kỳ

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho thai kỳ

Mẹ bầu cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi và đủ chất nuôi dưỡng thai nhi. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ: 

Cân đối các nhóm dưỡng chất

4 nhóm chất thiết yếu mà bà bầu không thể thiếu bao gồm: carbohydrates (tinh bột), protein (đạm), lipid (chất béo) và các vitamin, khoáng chất, chất xơ.

Bảng nhu cầu năng lượng và các nhóm chất thiết yếu trong quá trình mang thai cho bà bầu:

Giai đoạn thai kỳ Nhu cầu năng lượngCarbonhydrateProteinLipidChất xơ
Trước mang thai2050 Kcal290 - 360g60g45 - 47g25g
3 tháng đầu2100 Kcal300 - 370g61g46.5 - 58.5g28g
3 tháng giữa2300 Kcal325 - 400g70g52.5 - 64.5g28g
3 tháng cuối2500 Kcal385 - 430g91g60 - 72g28g

Bổ sung đúng, đủ vitamin và khoáng chất

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất trong thai kỳ, bà bầu cần bổ sung đủ các dưỡng chất sau:

Bổ sung acid folic (vitamin B9)

Theo khuyến cáo, khi có ý định mang thai, phụ nữ nên bổ sung acid folic để ngăn ngừa các dị tật ở thai nhi như vô sọ, nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh… Ngoài ra, acid folic cũng giúp phòng ngừa thiếu máu hồng cầu to ở mẹ bầu.

Việc bổ sung acid folic nên kéo dài đến hết tháng thứ 3 của thai kỳ.

Những thực phẩm giàu acid folic có thể kể đến như: rau cải bina, súp lơ xanh, rau cải ngọt…

Thực phẩm giàu acid folic rất tốt cho bà bầu
Thực phẩm giàu acid folic rất tốt cho bà bầu

Bổ sung canxi

Bên cạnh giúp xương chắc khỏe, giảm đau lưng, phòng ngừa loãng xương thì canxi còn giúp hệ tuần hoàn của mẹ khỏe mạnh, cơ bắp và thần kinh hoạt động bình thường.

Nhu cầu canxi ở phụ nữ có thai cao hơn người bình thường, cần khoảng 1200mg canxi mỗi ngày.

Mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm canxi từ các thực phẩm như trứng, sữa, cải xoăn, ngũ cốc, nước ép hoa quả…

Mẹ và bé cần sắt

Nhu cầu máu khi mang thai của mẹ tăng lên đáng kể để đủ nuôi mẹ và thai nhi.

Do đó, mỗi ngày mẹ cần bổ sung từ 40 đến 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày để tăng sản xuất máu và chuẩn bị cho lần vượt cạn sắp tới.

Ở nước ta, cứ 3 phụ nữ mang bầu thì có 1 người bị thiếu máu, và thiếu máu do thiếu sắt chiếm đến 70%.

Do đó, việc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai trong giai đoạn này là rất quan trọng, cần thiết.

Mẹ có thể bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày như thịt đỏ, trứng, rau muống, cỏ dền….

Bên cạnh đó, mẹ nên uống thêm nước cam hay ổi để tăng cường vitamin C - hoạt chất giúp hấp thu sắt từ ruột tăng lên.

Vitamin D

Đây là vitamin cần thiết cho xương của mẹ và tăng chiều dài của thai nhi. Bên cạnh đó, theo 1 số nghiên cứu, việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ sẽ giúp mẹ phòng ngừa được  tiền sản giật.

Chất đạm

Cần thiết để tạo năng lượng cho mẹ và cần thiết cho sự phát triển của não bộ, mô và các cơ quan khác của thai nhi.

DHA

DHA cần thiết để não bộ, mắt của bé phát triển toàn diện. Vì vậy, để con sinh ra mắt sáng, thông minh, nhanh nhẹn, mẹ nên bổ sung DHA trong giai đoạn thai kỳ.

Nhưng  thực phẩm giàu DHA có thể kể đến như  cá hồi, hạnh nhân, óc chó…

Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA cho chế độ ăn của mình
Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA cho chế độ ăn của mình

Chế độ luyện tập, vận động

Việc luyện tập thể thao không chỉ giúp mẹ khỏe khoắn, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp quá trình sinh nở của mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

Mẹ bầu có thể lựa chọn một số môn thể thao để luyện tập như bơi lội, tập yoga, đi bộ, đạp xe tại chỗ…

Vận động thường xuyên cũng giúp mẹ ngủ ngon giấc và duy trì cân nặng.

Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Để con phát triển thuận lợi, tối ưu nhất, sản phụ cần chú ý tránh những thực phẩm dưới đây:

Đồ ăn chưa được nấu chín

Những thực phẩm chưa được chế biến chín như thịt, trứng, cá sống đều tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Do đó, để an toàn cho 2 mẹ con, bà bầu chỉ nên ăn thực phẩm đã được nấu chính, hạn chế đồ ăn sống.

Đường, bánh ngọt và thức uống có ga

Bà bầu nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo và nước ngọt có gas. Bởi việc hấp thu quá nhiều đồ ngọt dễ khiến mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Bánh kẹo, nước uống có gas thực phẩm không tốt cho bà bầu
Bánh kẹo, nước uống có gas thực phẩm không tốt cho bà bầu

Không uống rượu

Chúng ta đều biết uống rượu sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Việc uống rượu trong thai kỳ có thể gây các rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai. Căn bệnh này sẽ theo trê suốt đời.

Hệ quả của việc sử dụng rượu khi mang thai là con bị chậm phát triển, não nhỏ bất thường hay những dị tật khác.

2. Bà bầu nên ăn gì trong từng giai đoạn của thai kỳ

Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, sẽ phù hợp với những thực phẩm khác nhau. Vậy bà bầu nên ăn gì trong 9 tháng mang bầu? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé:

Dinh dưỡng thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là thời điểm mà bà bầu rất khó khăn trong ăn uống do bị ốm nghén. Giai đoạn này rất quan trọng bởi các cơ quan của con bắt đầu hình thành nên mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết dù ăn uống khó khăn.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đây là giai đoạn rất nhạy cảm với thai nhi nên mẹ tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích. Cùng với đó, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con, thai phụ cần thận trọng khi sử dụng thuốc và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những thực phẩm mẹ nên chú trọng bổ sung trong giai đoạn này là: rau xanh, trái cây, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa… và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2

Đây là giai đoạn mẹ đã không còn bị những cơn nghén bầu hành hạ và thai nhi phát triển rất nhanh.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bên cạnh bổ sung thêm sắt, canxi, DHA, mẹ nên bổ sung thêm kẽm để giúp phòng tránh một số dị tật ở thai nhi và đạt chiều dài tối ưu.

Bà bầu nên ăn gì tốt nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ
Bà bầu nên ăn gì tốt nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn này mẹ ăn đã ngon miệng hơn những theo khuyến cáo mẹ không nên ăn quá nhiều bởi sẽ gây tăng cân nặng quá mức, gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho mẹ và bé. 

Theo đó, giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 mẹ nên bổ sung khẩu phần ăn tăng khoảng 300 đến 400 kcal.

Thịt, trứng, sữa, cá béo, rau xanh, ngũ cốc… mẹ cũng cần bổ sung nhiều hơn trong thời kỳ này để đảm bảo cho trí não, hệ xương cơ của con phát triển bình thường.

Bà bầu nên ăn gì trong tam cá nguyệt thứ 3

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất về cân nặng lẫn trí não. Do đó, mẹ cần bổ sung năng lượng thêm 400kcal mỗi ngày.

Lúc này, mẹ cần tăng cường bổ sung canxi để tránh đau lưng, chuột rút; bổ sung sắt để có đủ lượng máu cho lần vượt cạn sắp diễn ra; bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt và canxi.

Những thực phẩm tốt nhất cho bà bầu ở 3 tháng cuối
Những thực phẩm tốt nhất cho bà bầu ở 3 tháng cuối

Sự tăng trưởng của thai nhi sẽ gây một áp lực lên xương chậu, ruột của mẹ nên giai đoạn này mẹ dễ bị táo bón. Vì vậy, bổ sung thêm chất xơ trong giai đoạn này là điều không thể thiếu đối với bà bầu.

Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học là điều tiên quyết để mẹ vượt cạn thành công. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được bà bầu nên ăn gì, không nên ăn gì. Chúc bạn sẽ lựa chọn được cho mình một thực đơn thích hợp, đầy đủ dinh dưỡng.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Đặt mua Avisure DHA

Điểm bán
Giỏ hàng